Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) lớp 5 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) lớp 5 - Cánh diều
I. Nhận xét
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.
LÊ MINH THẢO
Câu hỏi 1 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?
Trả lời:
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về những chi tiết hình ảnh trong bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
Câu hỏi 2 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau:
a) Giới thiệu bài thơ.
b) Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.
c) Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế
Trả lời:
a) Giới thiệu bài thơ: Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu
b) Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ: Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến
c) Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế: Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con
II. Bài học
- Cấu tạo của đoạn văn thể hiện cảm xúc:
+ Mở đoạn: Nêu sự việc, câu chuyện, bài thơ hoặc nêu ấn tượng chung của em.
+ Thân đoạn: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,…
+ Kết đoạn: Khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu.
III. Luyện tập
Gợi ý:
– Có thể sự việc đó em đã được đọc trên báo, được nghe kể hoặc được chứng kiến, tham gia.
– Có thể bài thơ (câu chuyện) đó em đã được học, được đọc trong sách báo hoặc được nghe.
– Em cần cho biết sự việc (hoặc bài thơ, câu chuyện) đó đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì và những chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) nào đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc ấy.
Trả lời:
- Trao đổi về câu chuyện Chiếc đồng hồ đã được học.
- Cảm xúc: Chi tiết Bác Hồ đưa ra chiếc đồng hồ và nêu ra công dụng của từng bộ phận đã khiến em nhận ra được giá trị quan trọng của từng ngành nghề trong xã hội. Từ đó em cảm thấy trân trọng hơn mọi nghề trong xã hội, trân quý những người luôn kiên trì, hết mình với công việc của chính mình.