Bài 15: Bài ca về mặt trời - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 15: Bài ca về mặt trời sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 15.
Bài 15: Bài ca về mặt trời Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đọc: Bài ca về mặt trời
Nội dung chính Bài ca về mặt trời:
Mặt trời mọc là niềm vui, sự háo hức chờ đợi của tất thảy vạn vật trên Trái Đất, trong đó có con người. Mặt trời mọc hàng ngày, hàng ngày, mỗi một ngày qua đi như một lẽ thường tình mà lại vô cùng đặc biệt, ý nghĩa với con người.
* Khởi động
Trả lời:
Khi thấy cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn, em cảm thấy rất vui và hào hứng. Thấy trong cơ thể thoải mái, dễ chịu vì được chứng kiến khoảnh khắc chỉ diễn ra một lần trong ngày.
Văn bản: Bài ca về mặt trời
Không hiểu sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, trùm lắp một khoảng sân. Tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót. Tôi lắng tai nghe. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian. Chúng đang hát về cái gì vậy? Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.
Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Đấy là vầng mặt trời. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.
Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc là nó đã nhô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây. Trái tim tôi bỗng vang lên một bài ca hoà với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời.
Mâm đồng đỏ. Mâm đồng đỏ
Suốt đêm tắm biển
Làm nước biển sôi
Ngày trở về trời
Mâm đồng không nguội
Mâm đồng đỏ chói.
Mặt trời. Mặt trời...
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đàn chim sẻ làm gì khiến nhân vật “tôi” chú ý? Nhân vật “tôi” nghĩ gì về chuyện đó?
Trả lời:
Đàn chim sẻ khiến nhân vật “tôi” chú ý bằng cách thi nhau cất tiếng hót, khi trầm khi bổng, khi nhanh khi chậm, xôn xao trong vòm không gian như đang hát về một thứ gì mà nhân vật “tôi” không biết
Sau chuyện đó, nhân vật “tôi” nghĩ rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.
Câu 2 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Cảnh mặt trời mọc được miêu tả: từ phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng.
Câu 3 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ vì khi giống chiếc mũ đỏ, mặt trời mới chỉ nhô lên một nửa sau vòm cây xanh; còn khi được ví giống chiếc mâm đồng đỏ sau đó, là khi mặt trời đã nhô hẳn lên khỏi vòm cây, hiện rõ trước mặt nhân vật “tôi”.
Câu 4 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” như thế nào? Em suy nghĩ gì về bài hát của nhân vật "tôi"?
Trả lời:
Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” sung sướng, trái tim bỗng vang lên một bài ca về mặt trời.
Em có suy nghĩ về bài hát của nhân vật "tôi": bài hát thể hiện suy nghĩ hồn nhiên, trẻ thơ, ví mặt trời như một con người đi, về,… Nhân vật tôi yêu quý mặt trời, yêu thích ánh nắng chói chang.
Câu 5 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Khi đọc đoạn văn tả mặt trời mọc, có hai bạn nhỏ đã nêu ý kiến như dưới đây. Em thích ý kiến của bạn nào hoặc có ý kiến nào khác? Vì sao?
Cảnh mặt trời mọc giống như một thước phim quay chậm. Vầng mặt trời chậm rãi xuất hiện, như một nghệ sĩ muốn màn mở đầu của mình phải thật đặc biệt để mang lại cảm xúc vỡ oà cho khán giả. (Ngọc Minh) |
Cảnh mặt trời mọc giống màn ảo thuật mà khán giả hồi hộp mong chờ. Khi mặt trời xuất hiện, bí mật được khám phá “sân khấu” bầu trời sáng bừng rạng rỡ trong niềm vui của tất cả mọi người. (Việt Phương) |
Trả lời:
Em thích đoạn văn tả mặt trời mọc của bạn Việt Phương. Vì em thấy đoạn văn này có cách miêu tả dí dỏm, vui tươi thông qua cách tả mặt trời mọc như màn ảo thuật, được nhiều người chờ đón, háo hức.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung) |
b. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước của lim dim mắt cười. Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả – những mặt trời tí hon. (Đỗ Quang Huỳnh) |
Trả lời:
– Trong đoạn thơ a, từ hạt có nghĩa là một bộ phận hình thành từ quả của một loại cây, có chức năng duy trì nòi giống, nảy mầm cây mới. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa gốc.
– Trong đoạn thơ b, từ hạt có nghĩa là một giọt, lượng mưa nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
– Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa:
+ Trong câu a, một chân, chân đứng, chân quay, ba chân: dùng với các nghĩa chuyển, là bộ phận tiếp xúc với đất, có chức năng đỡ, trụ cho bộ phận của vật đứng thẳng.
+ Trong câu b, chân em: được dùng với nghĩa gốc, là bộ phận của con người có chức năng nâng đỡ, di chuyển bước đi.
– Các nghĩa này giống nhau ở chỗ đều là bộ phận có chức năng làm trụ, tiếp xúc giữa vật/người với mặt đất. Khác nhau ở chỗ với nghĩa gốc, chân là bộ phận di chuyển, bước đi được nhưng với nghĩa chuyển, chân chỉ là bộ phận giữ thăng bằng, tiếp giáp với đất, làm trụ cho vật chứ không tự di chuyển được.
Câu 3 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:
Trả lời:
– Từ mũi:
+ Câu theo nghĩa 1: Em bé có chiếc mũi thật xinh xắn.
+ Câu theo nghĩa 2: Bố dặn em phải cẩn thận với mũi kéo vì nó rất nhọn.
– Từ cao:
+ Câu theo nghĩa 1: Em chưa từng nhìn thấy toà nhà nào cao như vậy.
+ Câu theo nghĩa 2: Điểm thi môn Toán của em tương đối cao.
Viết: Viết bài văn tả phong cảnh
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh. |
Câu 1 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
– Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
– Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,... để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
M:
Con sông Nậm Khan làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hoà vào sông Mê Kông. (Theo Tô Hoài) |
Màn sương biến mất. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rồi như khuôn mặt của em bé vừa ra khỏi chiếc chăn ẩm. (Kim Viên) |
Trả lời:
Nước ta là một nước có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam, tương ứng với đất liền là các đảo, quần đảo. Có lẽ tự hào và xúc động nhất phải kể đến các quần đảo nằm rất xa đất liền như Quần đảo Trường Sa – một quần đảo xa bờ của Việt Nam nằm hướng Đông Nam. Em đã từng được nhìn thấy quần đảo Trường Sa trên nhiều phương tiện như báo, đài, sách giáo khoa và tivi.
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp rất nhiều đảo nằm sát nhau, chi chít lại trên bản đồ. Nhưng thực tế, các đảo cách nhau xa tới hàng trăm ki-lô-mét nếu tính bằng đường bộ. Thời gian di chuyển giữa các đảo tính bằng hàng giờ đồng hồ, thậm chí nửa ngày, vài ngày… Những đợt sóng cứ vỗ vào đảo, nghe như những tiếng đồng hồ tích tắc. Có lẽ sóng biển là chiếc đồng hồ bấm giờ vĩnh viễn không hết pin, hết điện, cứ vỗ mãi, kêu mãi những tiếng xuyên ngày đêm như vậy.
Vào sáng sớm hay lúc chiều hoàng hôn, quần đảo Trường Sa đều được soi chiếu chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu lên mặt biển. Những đợt sóng lăn tăn, những gợn, những đợt lấp la lấp lánh ánh Mặt Trời như kim cương rơi vào lòng biển rồi vỡ tan. Gió trên biển cũng thật khắc nghiệt, những đợt gió cả ngày cứ liên tục thổi vào các đảo, gió không ngừng như những đợt sóng vỗ bờ. Nhất là vào ngày mưa bão, gió thường rất to và đem theo mưa nhiều. Có khi gió quật đổ cây, tốc mái nhà. Do vậy, các chiến sĩ và người dân trên các đảo phải gia cố, nẹp và đổ rào quanh gốc cây. Có lẽ rễ cây cũng hiểu chuyện, lo lắng mà đâm rễ thật sâu vào lòng đất trên đảo. Thời tiết trên đảo chuyển mình rõ nhất có lẽ là hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô. Tương tự như mùa mưa và mùa khô trên đất liền, ở đảo mùa khô cũng ít mưa, mùa mưa thì mưa rất nhiều, mưa như trút nước. Nơi đây thật sự rất khắc nghiệt.
Những lúc lặng gió, cây cối sừng sững như những người lính uy nghiêm bảo vệ vùng trời, vùng biển Tổ quốc. Lúc gió nổi lên, tán cây nghiêng mình như những cô gái múa ba lê, nhẹ nhàng mà khéo léo, cứ thế tránh được những làn gió muốn xô ngã, quật đổ mình. Đâu đó, những lá cờ Tổ quốc trên những cột cờ, những bia khắc tên đảo, những mái nhà trụ mình giữa đảo lớn, những boong tàu, trên lưng những người lính tuần biển,… đỏ rực, cờ bay phần phật, phấp phới không ngơi nghỉ. Những lá cờ bay mãi, dệt mãi nên tinh thần thép, bất khuất, hi sinh thân mình ra đảo xa bảo vệ lãnh hải nước nhà.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đưa tin, có rất nhiều những nguy hiểm, khó khăn rình rập các chiến sĩ nơi đảo xa. Lãnh hải của nước ta luôn đứng trước thách thức bị xâm phạm, chiếm đóng trái phép. Phải trực tiếp đến với biển đảo, ở đảo như các chiến sĩ mới thấy sự gian nan, khó khăn.
Là học sinh, em xin hứa sẽ học hành chăm chỉ, rèn luyện thật tốt để mai này trở thành người có ích cho xã hội. Em sẽ luôn yêu nước mình, yêu những người chiến sĩ vất vả. Màu cờ và sắc áo Tổ quốc là một niềm tự hào vô cùng lớn lao, cần phải được giữ gìn. Mỗi học sinh chúng em sẽ là một tuyên truyền viên, lan toả tình yêu và vẻ đẹp biển đảo tới khắp mọi người dân Việt Nam, bạn bè của chúng em.
Rất nhiều những hình ảnh đẹp, bài viết hay nói về quần đảo Trường Sa của nước ta. Đó chính là những tình yêu, những trái tim thổn thức, yêu thương tới nơi đảo xa. Chúc cho các chú chiến sĩ luôn kiên trì, nhiều sức mạnh để đứng vững giữa biển lớn, sóng cao.
Câu 2 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc soát và chỉnh sửa.
Trả lời:
Em đọc soát và chỉnh sửa bố cục bài văn, trình tự miêu tả, lỗi chính tả,… của bài văn.
* Vận dụng
Câu 1 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Trả lời:
Em đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Ví dụ:
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoa đỏ, từ đỏ hoả tím xanh,...
(Đoàn Giỏi)
Trả lời:
– Đoạn văn tả cảnh rừng núi: Cây gỗ ở đây đều là các cây lá rộng, tán lá lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau vì mỗi loài cây thích nghi với lượng ánh sáng khác nhau. Có những cây hướng sáng, chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt lọt xuống phía dưới cho những loài ưa bóng râm hơn. Cứ như thế chúng cùng tồn tại.
– Đoạn văn tả cảnh đồng bằng: Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng vàng ươm hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.