Luyện từ và câu lớp 5 trang 74 (Luyện tập về từ đa nghĩa) - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa trang 74 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Luyện từ và câu lớp 5 trang 74 (Luyện tập về từ đa nghĩa) - Kết nối tri thức
Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung) |
b. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước của lim dim mắt cười. Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả – những mặt trời tí hon. (Đỗ Quang Huỳnh) |
Trả lời:
– Trong đoạn thơ a, từ hạt có nghĩa là một bộ phận hình thành từ quả của một loại cây, có chức năng duy trì nòi giống, nảy mầm cây mới. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa gốc.
– Trong đoạn thơ b, từ hạt có nghĩa là một giọt, lượng mưa nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
– Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa:
+ Trong câu a, một chân, chân đứng, chân quay, ba chân: dùng với các nghĩa chuyển, là bộ phận tiếp xúc với đất, có chức năng đỡ, trụ cho bộ phận của vật đứng thẳng.
+ Trong câu b, chân em: được dùng với nghĩa gốc, là bộ phận của con người có chức năng nâng đỡ, di chuyển bước đi.
– Các nghĩa này giống nhau ở chỗ đều là bộ phận có chức năng làm trụ, tiếp xúc giữa vật/người với mặt đất. Khác nhau ở chỗ với nghĩa gốc, chân là bộ phận di chuyển, bước đi được nhưng với nghĩa chuyển, chân chỉ là bộ phận giữ thăng bằng, tiếp giáp với đất, làm trụ cho vật chứ không tự di chuyển được.
Câu 3 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:
Trả lời:
– Từ mũi:
+ Câu theo nghĩa 1: Em bé có chiếc mũi thật xinh xắn.
+ Câu theo nghĩa 2: Bố dặn em phải cẩn thận với mũi kéo vì nó rất nhọn.
– Từ cao:
+ Câu theo nghĩa 1: Em chưa từng nhìn thấy toà nhà nào cao như vậy.
+ Câu theo nghĩa 2: Điểm thi môn Toán của em tương đối cao.