Đọc mở rộng Bài 10 trang 54, 55 lớp 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Đọc mở rộng Bài 10 trang 54, 55 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Đọc mở rộng Bài 10 trang 54, 55 lớp 5 - Kết nối tri thức
Câu 1 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Trả lời:
Em đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã: “Mười vạn câu hỏi vì sao”, “Động vật hoang dã”…
Câu 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.
Câu 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.
G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
– Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).
– Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.
–
Trả lời:
Em trao đổi với bạn về sách báo đã đọc: Em đã đọc sách báo về loài Voi rừng, chúng sống ở trong các rừng thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á. Chúng có đặc điểm to lớn hơn voi thường, ngà phát triển và dài, chắc chắn, cân nặng từ 2 đến 7 tấn, lông dày và thô, màu đen hoặc nâu tuỳ loài. Chúng ăn các loại cỏ, lá, trái cây, vỏ cây với một lượng lớn. Voi rừng có thời kì mang thai khoảng 22 tháng và thường sinh ra một con voi duy nhất. Thời gian trưởng thành của voi rừng là từ 12 đến 20 năm. Voi rừng đáng đối mặc với nguy cơ săn bắn trái phép, môi trường sống bị thu hẹp do rừng bị phá, nạn buôn lậu ngà voi. Chúng cần được bảo tồn và nghiên cứu để giữ cho loài này tồn tại.
* Vận dụng
Trả lời:
Một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam:
+ Sao la: Loài này có vóc dáng như bò nhưng có sừng dài và cong. Chúng sống ở các khu vực núi cao của Việt Nam và Lào.
+ Sóc đỏ: Là loài sóc lớn có màu lông đỏ, đuôi dài. Sống trong rừng nhiệt đới ẩm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
+ Rùa mai mềm: Loài rùa lớn, sống ở vùng sông Hồng có mai mềm. Đang đối mặt với tình trạng nguy cấp nghiêm trọng cần được bảo tồn.