Tiết 1, 2 trang 158, 159 lớp 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Tiết 1, 2 trang 158, 159 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Tiết 1, 2 trang 158, 159 lớp 5 - Kết nối tri thức
Câu 1 trang 158 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Kể tên 4 chủ điểm đã học ở học kì I và cho biết mỗi chủ điểm giúp em có thêm những hiểu biết gì về cuộc sống.
Trả lời:
Bốn chủ điểm em đã học ở học kì I là:
1. Thế giới tuổi thơ: Tuổi thơ có những kỉ niệm, những suy nghĩ và việc làm thật dí dỏm, dễ thương, chân thật và nhiều ý nghĩa. Dù mới ban sơ và đơn giản, những ý nghĩ, ý tưởng vụt lên nhưng là bước đầu cho những phát triển sau này, cho sự trưởng thành của tương lai các bạn nhỏ.
2. Thiên nhiên kì thú: Thiên nhiên Việt Nam ta có thật nhiều cảnh đẹp, những con người Việt Nam chân chất, chăm chỉ lao động, chan hoà với thế giới xung quanh – hoà trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mênh mông, đẹp đẽ.
3. Trên con đường học tập: Việc học vô cùng quan trọng, học vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm và vừa là niềm vui cho những người còn đang được học tập. Học tập mở mang ra những niềm vui, những trải nghiệm mà ta chưa từng biết đến. Đọc sách để hiểu hơn về cuộc sống, yêu cuộc sống và chăm chỉ học tập là điều tuyệt vời.
4. Nghệ thuật muôn màu: Nghệ thuật giúp con người ta thư giãn, giải trí, khoan khoái và yêu đời hơn, biết ước mơ hơn. Nghệ thuật khai phá những giới hạn và cho con người cơ hội đạt tới những bước phát triển từ tâm hồn cho tới văn hoá, văn minh cuộc sống.
Câu 2 trang 158 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc một câu chuyện hoặc bài thơ trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.
a. Bài đọc thuộc chủ điểm nào? Tác giả là ai?
b. Nội dung chính của bài đọc là gì?
c. Điều gì trong bài đọc gây ấn tượng đối với em?
Trả lời:
Em đọc câu chuyện Một ngôi chùa độc đáo:
a. Bài đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật muôn màu. Tác giả Hiền Vũ.
b. Nội dung chính của bài đọc là: Ngôi chùa độc đáo với cách thiết kế, những chi tiết ẩn hiện mang tính cổ kính, lưu giữ văn hoá – trở thành biểu tượng quốc hoa Liên Hoa Đài Việt Nam.
c. Điều trong bài đọc gây ấn tượng đối với em là: Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Câu 3 trang 158 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm kết từ phù hợp với mỗi bông hoa.
Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư cô Thu. Một việc thật là mới mẻ thích thú. Hương không còn thấy buồn chán sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện con mèo. nói mãi cũng chán! nó chẳng biết nói chuyện lại Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.
(Theo Xuân Quỳnh)
Trả lời:
Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư cho cô Thu. Một việc thật là mới mẻ mà thích thú. Hương không còn thấy buồn chán và sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện cùng con mèo. Nhưng nói mãi cũng chán! Hơn nữa nó chẳng biết nói chuyện lại với Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.
Câu 4 trang 159 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú mèo con nói nhiều
Mèo con mắc bệnh nói nhiều. Mẹ chú khuyên:
– Con đừng ồn ào như vậy. Phải nói ít thì mới bắt được chuột.
Con sẽ bắt chuột cho mẹ xem. – Mèo con đáp.
Mèo con đặt một mẩu bánh trước cửa hang chuột, rồi nấp bên cạnh đợi chuột ra. Thấy bác ngỗng đi qua, nó liền liến thoắng:
– Bác ngỗng ơi, cháu đang bắt chuột đây.
Thấy cô vịt xuất hiện, mèo con lại đon đả:
– Cháu chào cô. Cháu đang rình chuột.
Thấy anh gà trống đi lại trong sân, mèo con gọi ầm ĩ:
– Anh nhìn xem! Em đang bắt chuột nè!
Đàn chuột trong hang nghe rõ mồn một. Chúng cười khúc khích. Chuột đầu đàn nói: “Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. Hãy nghỉ ngơi, hát múa cả ngày”.
Và thế là mèo con rình suốt một ngày trời cũng chẳng có kết quả gì.
(Theo Truyện kể cho bé hằng đêm)
a. Tìm từ ngữ dùng để xưng hô của mèo con.
b. Tìm từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai?
Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. |
Trả lời:
a.
Mèo con |
Với mèo mẹ |
Với ngỗng |
Với vịt |
Với gà trống |
Tự chỉ mình |
Con |
Cháu |
Cháu |
Em |
Chỉ người nghe |
Mẹ |
Bác |
Cô |
Anh |
b. Trong câu: “Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.”, từ dùng để xưng hô là chúng ta. Từ này dùng để chỉ chuột đầu đàn và cả đàn chuột.