Lý Thuyết Tin học lớp 6 Chủ đề 5:Ứng dụng tin học - kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Chủ đề 5:Ứng dụng tin học hay, đầy đủ, ngắn gọn, bám sát chương trình mới sgk lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện và học tốt Tin học 6 hơn.

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Chủ đề 5: Ứng dụng tin học - Kết nối tri thức




Lý thuyết Bài 10: Sơ đồ tư duy

Lý thuyết Tin học 6 Bài 10: Sơ đồ tư duy | Kết nối tri thức

1. Sơ đồ tư duy

- Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan, bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

- Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết tổng hợp hay phân tích vấn đề.

2. Cách tạo sơ đồ tư duy

- Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.

- Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.

- Phát triền thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.

- Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.

3. Thực hành: Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính

Phần 1: Khởi động phần mềm

- Chọn Map themes

- MindMaple

- Ok

Phần 2: Tạo tên sơ đồ tư duy

- Nháy chuột vào Central Topic

- Nhập tên chủ đề chính sổ LƯU NIỆM LỚP 6A.

Phần 3: Tạo các chủ đề nhánh

- B1: Chọn Insert

- B2: Chọn Subtopic

- B3: Tạo tên cho chủ đề nhánh

Phần 4: Tạo các chủ đề nhánh để hoàn thiện sơ đồ tư duy.

- Tạo các chủ đề nhánh chọn Insert/Subtopic.

- Nháy chuột vào chủ đê nhánh vừa tạo để nhập tên.

- Thực hiện các bước cần thiết để hoàn thành sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em.

Lý thuyết Bài 11: Định dạng văn bản

Lý thuyết Tin học 6 Bài 11: Định dạng văn bản | Kết nối tri thức

1. Phần mềm soạn thảo văn bản

- Phần mềm soạn thảo văn bản có thể được cài đặt trên máy tính hoặc chạy trực tuyến trên Internet,...

- Có nhiều loại phần mềm soạn thảo văn bản khác nhau, chúng đều có các chức năng cơ bản sau đây:

+ Tạo và định dạng văn bản.

+ Biên tập, chỉnh sửa nội dung.

+ Lưu trữ văn bản.

+ In văn bản.

+ Xem lại và theo dõi sự thay đổi của tài liệu.

+ Lưu trữ tài liệu trên đám mây để có thể đồng bộ và lấy tài liệu từ máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng.

+ Làm việc cộng tác với người khác trên cùng một tài liệu mọi lúc mọi nơi.

2. Định dạng văn bản và in

Định dạng văn bản:

- Định dạng kí tự (Học ở Tiểu học)

- Định dạng đoạn văn bản

- Định dạng trang văn bản

- In văn bản

a. Định dạng đoạn văn bản

Các lệnh định dạng đoạn văn bản nằm trong thẻ Home, ở nhóm lệnh Paragraph:

+ Căn thẳng lề trái

+ Căn thẳng lề phải

+ Căn giữa

+ Căn thẳng hai lề

+ Tăng/giảm khoảng cách thụt lề trái

+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, giữa các đoạn.

b. Định dạng trang văn bản

- Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ Page Layout, ở nhóm lệnh Page Setup.

- Các yêu cầu cơ bản khi trình trang văn bản bao gồm:

+ Chọn hướng trang (Orientation): Trang đứng (Portrait) hay trang nằm ngang (Landscape).

+ Đặt lề trang (Margins): Lề trái (Left), lề phải Right), lề trên (Top), lề dưới (Bottom).

+ Lựa chọn khổ giấy (Size): Khổ giấy phổ biến là A4.

c. In văn bản

Để thực hiện việc in văn bản, trong thẻ File, em chọn lệnh Print.

3. Thực hành

Hoàn thành bài tập thực hành trong SGK/51, 52:

1. Nhập nội dung văn bản và chèn hình ảnh.

2. Căn lề các đoạn văn bản.

3. Chọn hướng trang và chọn lề trang.

4. Xem trang in để điều chỉnh lại việc căn lề đoạn và căn lề trang (nếu cần).

5. Lưu tệp văn bản.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 6 sách Kết nối tri thức hay khác: