Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 7.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Tin 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Thiết bị vào và thiết bị ra

- Có thể phân loại các thiết bị của máy tính thành bốn chức năng chính: thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm (CPU - Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra. Ngoài ra, máy tính còn có các thiết bị (cáp nối, dây dẫn, …) thực hiện việc truyền thông tin giữa các bộ phận.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Hình 1. Sơ đồ cấu trúc chung của máy tính

- Có nhiều thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, ... tiếp nhận thông tin ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.

- Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, ... để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.

- Một số thiết bị vào - ra có tích hợp bộ vi xử lí, bộ nhớ như máy quét, máy in thực hiện xử lí, lưu trữ, trao đổi thông tin với máy tính.

- Thiết bị nhớ (ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa quang,...) thực hiện tiếp nhận thông tin từ máy tính và đưa thông tin vào máy tính nhưng không được coi là thiết bị vào - ra vì không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số trong máy tính và ngược lại.

2. Sự đa dạng của thiết bị vào - ra

Các thiết bị vào - ra của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thường được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi di chuyển, sử dụng

a. Máy tính xách tay

- Màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra, gập lại

- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy

- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình. Ngoài ra, micro, loa được tích hợp ở cạnh hoặc dưới thân máy.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Hình 2. Thiết bị vào - ra của máy tính xách tay

b. Máy tính bảng, điện thoại thông minh

- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy

- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Hình 3. Bàn phím ảo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh

- Thay vì sử dụng con trỏ chuột, người dùng điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Hình 4. Điều khiển bằng cách chạm ngón tay vào màn hình

- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy

- Ngoài ra, một số thiết bị còn có bút cảm ứng được sử dụng để thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Hình 5. Sử dụng bút cảm ứng

c. Một số thiết bị số

- Máy ảnh kĩ thuật số, máy ảnh ghi hình kĩ thuật số là thiết bị cho phép thu thập, lưu trữ và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản. Khi được kết nối với máy tính, chúng trở thành thiết bị vào và trao đổi dữ liệu máy tính.

- Loa thông minh có thể tương tác với người dùng qua giọng nói như hỏi, đáp về thời tiết, giờ và kết nối không dây các thiết bị khác như đèn thông minh, khóa thông minh để trao đổi dữ liệu. Khi kết nối với máy tính, loa thông minh trở thành thiết bị ra.

⇒ Các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Hình 6. Máy ghi hình kĩ thuật số

Hình 7. Loa thông minh

3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn

a. Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng

* Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối

- Để truyền tải dữ liệu giữa hai thiết bị thì chúng phải có chung chuẩn kết nối. Thân máy tính có các cổng để đấu nối với các đầu nối của thiết bị vào - ra

- Có nhiều chuẩn kết nối thiết bị máy tính trong đó có hai chuẩn phổ biến là USB và HDMI:

+ Chuẩn USB có ba loại phổ biến là USB - A, USB - B, USB - C.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Bảng 1. Một số cổng kết nối, đầu kết nối USB

+ HDMI là chuẩn kết nối cho phép truyền tải hình ảnh, âm thanh chất lượng cao qua dây cáp màn hình, loa. Hiện tại, chuẩn HDMI có ba loại phổ biến là HDMI-A, HDMI-C, HDMI-D.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Bảng 2. Một số cổng kết nối, đầu kết nối HDMI

- Ngoài ra, trên một số máy tính để bàn còn sử dụng chuẩn kết nối VGA (Video Graphics Array) để kết nối màn hình với thân máy tính; chuẩn kết nối (đường kính) 3,5 mm để kết nối các thiết bị âm thanh (như loa, micro) với thân máy tính.

Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Bảng 3. Cổng kết nối, đầu kết nối VGA và 3,5 mm

Lưu ý:

+ Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối tương ứng được thiết kế để có thể lắp ráp vừa khớp với nhau.

+ Cùng một chuẩn kết nối có thể có nhiều loại cổng kết nối, đầu nối với cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các chuẩn kết nối ngày càng hiện đại, tích hợp được nhiều chức năng trên một cổng như truyền tải các loại dữ liệu, sạc pin cho thiết bị, ....

+ Ngày nay các thiết bị ngoại vi có thể kết nối với thân máy tính thông qua các chuẩn kết nối không dây như bluetooth, ....

* Lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách

- Các cổng kết nối, đầu kết nối rất đa dạng nhưng được thiết kế để dễ dàng cho lắp ráp, hạn chế sự nhầm lẫn của người dùng.

- Các bước thực hiện:

+ Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối;

+ Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối

+ Đưa đầu nối sắt vào cổng kết nối đồng thời chỉnh cho vừa khớp, một tay giữ thiết bị có cổng kết nối (thân máy, ...), tay còn lại nhẹ nhàng ấn thẳng để cắm đầu nối khớp chặt vào cổng kết nối.

Lưu ý:

+ Thân máy tính, màn hình luôn có cổng nguồn điện. Cáp nguồn điện có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng nguồn điện trên thân máy tính, màn hình, đầu còn lại cắm vào ổ điện. Nên kết nối nguồn điện khi đã thực hiện đấu nối xong thiết bị.

+ Cáp nối dữ liệu của màn hình có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng kết nối trên thân máy, một đầu cắm vào cổng kết nối ở phía sau màn hình.

+ Cần làm theo hướng dẫn khi thực hiện lắp ráp hoặc tháo rời thiết bị.

b. Sử dụng thiết bị an toàn

Khi sử dụng máy tính cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây lỗi cho thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu.

- Một số lỗi có thể xảy ra khi sử dụng không đúng cách thiết bị:

+ Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng đang ghi dữ liệu vào thiết bị đó có thể mất, hỏng dữ liệu.

+ Khi thực hiện soạn thảo văn bản nhưng chưa lưu vào tệp, nếu tắt nguồn bằng nút nguồn trên thân máy hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính làm mất dữ liệu và gây lỗi cho hệ thống máy tính.

+ Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn gây hư hỏng thiết bị

+ Dùng vải thô ráp lau màn hình gây xước, vỡ, nứt màn hình

+ Va đập mạnh gây lỗi, hỏng hệ thống máy tính.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác: