X

Giải bài tập Toán 6 - Cánh diều

Giải Toán lớp 6 trang 86 Tập 1 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 86 Tập 1 trong Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 86.

Giải Toán lớp 6 trang 86 Tập 1 Cánh diều

Hoạt động 3 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Tìm số thích hợp ở (?) trong bảng sau:

n

1

2

3

4

6

9

12

18

36

(– 36) : n

– 36

– 18

?

?

?

?

?

?

?

b) Số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên nào?

Lời giải:

a) Ta có: (– 36) : 3 = – (36 : 3) = – 12

(– 36) : 4 = – (36 : 4) = – 9

(– 36) : 6 = – (36 : 6) = – 6

(– 36) : 9 = – (36 : 9) = – 4

(– 36) : 12 = – (36 : 12) = – 3

(– 36) : 18 = – (36 : 18) = – 2

(– 36) : 36 = – (36 : 36) = – 1

Khi đó, ta điền được các số vào bảng như sau: 

n

1

2

3

4

6

9

12

18

36

(– 36) : n

– 36

– 18

– 12

– 9

– 6

– 4

– 3

– 2

– 1


b) Theo câu a ta thấy số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên là 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36; – 1; – 2; – 3; – 4; – 6; – 9; – 12; – 18; – 36. 

Luyện tập 3 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1: Sử dụng các từ “chia hết cho”, "bội", “ước” thích hợp (?):

a) – 16 (?) – 2;

b) – 18 là (?) của – 6;

c) 3 là (?) của – 27.

Lời giải:

a) Vì – 16 = (– 2) . 8 

Nên số – 16 chia hết cho số – 2

Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là "chia hết cho".

b) Vì – 18 = (– 6) . 3 

Nên – 18 là bội của – 6

Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là "bội".

c) Vì – 27 = 3 . (– 9) 

Nên 3 là ước của – 27

Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là "ước". 

Luyện tập 4 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Viết tất cả các số nguyên là ước của: – 15; – 12.

b) Viết năm số nguyên là bội của: – 3; – 7. 

Lời giải:

a) 

+) Ta có: – 15 = (– 1) . 15 = 1 . (– 15)  = 3 . (– 5) = (– 3) . 5 

Do đó các ước của – 15 là: – 1; 1; – 3; 3; –5; 5; –15; 15.

+) Lại có: – 12 = (– 1) . 12 = 1 . (– 12) = 2 . (– 6) = (– 2) . 6 = 3 . (– 4) = (– 3) . 4

Do đó các ước của – 12 là: – 1; 1; – 2; 2; – 3; 3; – 4; 4; – 6; 6; – 12; 12.

b) 

+) Ta có: (– 3) . 1 = – 3; (– 3) . (– 1) = 3; (– 3) . 2 = – 6; (– 3) . (– 2) = 6; (– 3) . 3 = – 9

Do đó năm số nguyên là bội của – 3 là: – 3; 3; – 6; 6; – 9.

+) Ta có: (– 7) . 0 = 0; (– 7) . 1 = – 7; (– 7) . (– 1) = 7; (– 7) . 2 = – 14; (– 7) . (– 2) = 14

Do đó năm số nguyên là bội của – 7 là: 0; – 7; 7; – 14; 14.

Lời giải Toán lớp 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác: