Giải Toán 7 trang 54 Tập 2 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 7 trang 54 Tập 2 trong Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 54.
Giải Toán 7 trang 54 Tập 2 Cánh diều
Khởi động trang 54 Toán lớp 7 Tập 2: Phép cộng, phép trừ hai đa thức một biến được thực hiện như thế nào?
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Lời giải:
Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến ta làm một trong hai cách sau:
Cách 1. Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang:
- Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
- Viết tổng (hiệu) hai đa thức theo hàng ngang;
- Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;
- Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được tổng cần tìm.
Cách 2. Cộng, trừ đa thức theo cột dọc:
- Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;
- Đặt phép tính cộng, trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số.
Hoạt động 1 trang 54 Toán lớp 7 Tập 2: a) Thực hiện phép cộng trong mỗi trường hợp sau: 5x2 + 7x2; axk + bxk (k ).
b) Nêu quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến.
Lời giải:
a) Ta có:
5x2 + 7x2 = (5 + 7)x2 = 12x2.
axk + bxk = (a + b)xk (k ).
b) Quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến:
Để cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta cộng hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Hoạt động 2 trang 54 Toán lớp 7 Tập 2: Cho hai đa thức: P(x) = 5x2 + 4 + 2x và Q(x) = 8x + x2 + 1.
a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm đơn thức thích hợp trong dạng thu gọn của P(x) và Q(x) cho
ở bảng sau rồi cộng hai đơn thức theo từng cột và thể hiện kết quả ở dòng cuối cùng của mỗi cột:c) Dựa vào kết quả cộng hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức R(x).
Lời giải:
a) P(x) = 5x2 + 4 + 2x = 5x2 + 2x + 4.
Q(x) = 8x + x2 + 1 = x2 + 8x + 1.
b)
Đa thức |
Đơn thức có số mũ 2 của biến (Đơn thức chứa x2) |
Đơn thức có số mũ 1 của biến (Đơn thức chứa x) |
Số hạng tự do (Đơn thức không chứa x) |
P(x) |
5x2 |
2x |
4 |
Q(x) |
x2 |
8x |
1 |
R(x) |
6x2 |
10x |
5 |
c) Đa thức R(x) = 6x2 + 10x + 5.
Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến Cánh diều hay khác: