Giải Toán 7 trang 88 Tập 2 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 7 trang 88 Tập 2 trong Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 88.
Giải Toán 7 trang 88 Tập 2 Cánh diều
Khởi động trang 88 Toán lớp 7 Tập 2: Có ba trạm quan sát A, B, C trong đó trạm quan sát C ở giữa hồ.
Người ta muốn đo khoảng cách từ A và từ B đến C. Do không thể đo trực tiếp được các khoảng cách trên nên người ta làm như sau (Hình 55):
- Đo góc BAC được 60o, đo góc ABC được 45o;
- Kẻ tia Ax sao cho , kẻ tia By sao cho , xác định giao điểm D của hai tia đó;
- Đo khoảng cách AD và BD. Ta có AC = AD và BC = BD.
Tại sao lại có hai đẳng thức trên?
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Lời giải:
Xét ∆ABC và ∆ABD có:
.
AB chung.
Suy ra ∆ABC = ∆ABD (g - c - g).
Do đó AC = AD (2 cạnh tương ứng) và BC = BD (2 cạnh tương ứng).
Hoạt động 1 trang 88 Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC (Hình 56).
Những góc nào của tam giác ABC có cạnh thuộc đường thẳng AB?
Trong tam giác ABC (Hình 56), ta gọi góc A và góc B là hai góc kề cạnh AB. Tương tự, góc B và góc C là hai góc kề cạnh BC, góc C và góc A là hai góc kề cạnh CA.
Lời giải:
Những góc của tam giác ABC có cạnh thuộc đường thẳng AB là: và .
Hoạt động 2 trang 88 Toán lớp 7 Tập 2: Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ (Hình 57) có: AB = A’B’ = 3 cm, .
Bằng cách đếm số ô vuông, hãy so sánh BC và B’C’. Từ đó có thể kết luận được hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau hay không?
Lời giải:
Dựa vào hình trên, bằng cách đếm số ô vuông, ta thấy BC = B’C’.
Từ đó ta có thể kết luận hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau bằng cách như sau:
Xét ∆ABC và ∆A'B'C' có:
AB = A’B’ (= 3cm).
.
BC = B’C’ (chứng minh trên).
Suy ra ∆ABC = ∆A'B'C' (c - g - c).
Vậy hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau.
Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc Cánh diều hay khác: