X

Giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 49 Tập 1 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 7 trang 49 Tập 1 trong Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 49.

Giải Toán 7 trang 49 Tập 1 Kết nối tri thức

Thực hành 2 trang 49 Toán 7 Tập 1: Dùng góc vuông hay góc 30o của êke (thay cho góc 60o) để vẽ đường thẳng đi qua A và song song với đường thẳng a cho trước.

Lời giải:

Thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1.

Dùng góc vuông hay góc 30 độ của êke (thay cho góc 60 độ) để vẽ đường thẳng

Bước 2.

Dùng góc vuông hay góc 30 độ của êke (thay cho góc 60 độ) để vẽ đường thẳng

Bước 3.

Dùng góc vuông hay góc 30 độ của êke (thay cho góc 60 độ) để vẽ đường thẳng

Bước 4.

Dùng góc vuông hay góc 30 độ của êke (thay cho góc 60 độ) để vẽ đường thẳng

Ta thu được đường thẳng b song song với đường thẳng a.

Bài 3.6 trang 49 Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 3.24.

Quan sát Hình 3.24. Tìm một góc ở vị trí so le trong với góc MNB

a) Tìm một góc ở vị trí so le trong với góc MNB.

b) Tìm một góc ở vị trí đồng vị với góc ACB.

c) Kể tên một cặp góc trong cùng phía.

d) Biết MN // BC, em hãy kể tên ba cặp góc bằng nhau trong hình vẽ.

Lời giải:

a) Góc so le trong với góc MNB là góc NBC.

b) Góc ở vị trí đồng vị với góc ACB là góc ANM.

c) Cặp góc trong cùng phía là cặp góc NMB và MBC.

d) Ta có MN//BC.

Do đó, MNB^=NBC^ (do hai góc này ở vị trí so le trong)

AMN^=ABC^ (do hai góc này ở vị trí đồng vị)

ANM^=ACB^ (do hai góc này ở vị trí đồng vị)

Vậy ba cặp góc bằng nhau có trong hình là: cặp góc MNB và NBC; cặp góc AMN và ABC; cặp góc ANM và ACB.

Bài 3.7 trang 49 Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 3.25. Biết MEF^=40°,EMN^=40°. Em hãy giải thích vì sao EF//NM

Quan sát Hình 3.25. Biết góc MEF=40 độ, góc EMN=40 độ. Em hãy giải thích

Lời giải:

Ta có MEF^=EMN^=40°.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong. Do đó EF // NM.

Bài 3.8 trang 49 Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 3.26, giải thích tại sao AB // DC.

Quan sát Hình 3.26, giải thích tại sao AB // DC

Lời giải:

Do AB và DC cùng vuông góc với AD nên AB // DC.

Bài 3.9 trang 49 Toán 7 Tập 1: Cho điểm A và đường thẳng d không đi qua A. Hãy vẽ đường thẳng d' đi qua A và song song với d.

Lời giải:

Bước 1. Vẽ đường thẳng d và điểm A không thuộc d.

Cho điểm A và đường thẳng d không đi qua A. Hãy vẽ đường thẳng

Bước 2. Đặt thước sao cho cạnh dài của thước trùng với đường thẳng d, cạnh song song còn lại đi qua điểm A.

Cho điểm A và đường thẳng d không đi qua A. Hãy vẽ đường thẳng

Bước 3. Kẻ đường thẳng đi qua A, ta được đường thẳng d'

Ta có hình vẽ sau:

Cho điểm A và đường thẳng d không đi qua A. Hãy vẽ đường thẳng

Bài 3.10 trang 49 Toán 7 Tập 1: Cho hai điểm A và B. Hãy vẽ đường thẳng a đi qua A và đường thẳng b đi qua B sao cho a song song với b.

Lời giải:

Tương tự bài 3.9, ta thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Vẽ đường thẳng a đi qua A.

Bước 2. Qua điểm B, vẽ đường thẳng b song song với a.

Ta có hình vẽ như sau:

Cho hai điểm A và B. Hãy vẽ đường thẳng a đi qua A và đường thẳng b

Bài 3.11 trang 49 Toán 7 Tập 1: Hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và MN sao cho AB // MN và AB = MN.

Lời giải:

Ta thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB (giả sử AB = 3cm).

Bước 2. Lấy điểm M nằm ngoài đoạn thẳng AB.

Bước 3. Vẽ đường thẳng qua M song song với đoạn thẳng AB. Trên đường thẳng này lấy điểm N sao cho MN = 3cm. Khi đó MN = AB = 3cm.

Ta có hình vẽ như sau:

Hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và MN sao cho AB // MN và AB = MN

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: