X

Giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 70 Tập 1 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 7 trang 70 Tập 1 trong Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 70.

Giải Toán 7 trang 70 Tập 1 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 70 Toán 7 Tập 1: Trong thực tế, nhiều khi ta không thể đo được hết các cạnh của hai tam giác để khẳng định được chúng có bằng nhau hay không. Khi đó, có cách nào khác giúp ta biết được điều đó?

Sau bài toán này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Lời giải:

Chúng ta có thêm 2 cách khác để chứng minh hai tam giác bằng nhau như sau:

- Cách 1: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

- Cách 2: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

HĐ1 trang 70 Toán 7 Tập 1: Vẽ xAy^=60°. Lấy điểm B trên tia Ax và điểm C trên tia Ay sao cho: AB = 4 cm, AC = 3 cm.

Nối điểm B với điểm C ta được tam giác ABC (H.4.27). Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.

Vẽ góc xAy=60 độ. Lấy điểm B trên tia Ax và điểm C trên tia Ay sao cho: AB = 4 cm

Lời giải:

Dùng thước thẳng có vạch chia ta đo được độ dài cạnh BC của tam giác ABC xấp xỉ  3,6 cm.

HĐ2 trang 70 Toán 7 Tập 1: Vẽ thêm tam giác A'B'C' với B'A'C'^=60°,A'B'=4cm và A'C'=3cm (H.4.28).

Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa để so sánh độ dài các cạnh tương ứng của hai tam giác ABC và A'B'C'.

- Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?

- Độ dài các cạnh AB và A'B' của hai tam giác em vừa vẽ có bằng các cạnh AB và A'B' của hai tam giác các bạn khác vẽ không?

- Hai tam giác em vừa vẽ có bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ không?

Vẽ thêm tam giác A'B'C' với góc B'A'C'=60 độ, A'B'=4cm và A'C'=3cm (H.4.28)

Lời giải:

Thực hiện tương tự trong Hoạt động 1, ta vẽ hình như sau:

Bước 1. Vẽ x'A'y'^=60°.

Bước 2. Lấy điểm B' trên A'y' sao cho A'B'=4cm và lấy điểm C' trên A'x' sao cho A'C'=3cm.

Bước 3. Nối điểm B' và C' ta được tam giác A'B'C'.

Vẽ thêm tam giác A'B'C' với góc B'A'C'=60 độ, A'B'=4cm và A'C'=3cm (H.4.28)

Dùng thước thẳng có vạch chia ta đo được:

AB = A'B' = 4cm, AC = A'C' = 3cm, BC = B'C' ≈ 3,6 cm

- Xét hai tam giác ABC và A'B'C' có:

AB=A'B' (chứng minh trên).

BC=B'C' (chứng minh trên).

AC=A'C' (chứng minh trên).

Do đó ΔABC=ΔA'B'C' (c – c – c).

- Độ dài các cạnh BC và B'C' của hai tam giác em vừa vẽ bằng các cạnh BC và B'C' của hai tam giác các bạn khác vẽ.

- Hai tam giác em vừa vẽ bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ.

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: