X

Toán 9 Cánh diều

Chỉ số khối cơ thể BMI cho phép đánh giá thể trạng của một người là gầy


Câu hỏi:

Chỉ số khối cơ thể BMI cho phép đánh giá thể trạng của một người là gầy, bình thường hay béo. Chỉ số khối cơ thể của một người được tính theo công thức sau: BMI=mh2, trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo kilôgam, h là chiều cao tính theo mét.

Dưới đây là bảng đánh giá thể trạng ở người lớn theo chỉ số BMI đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

Nam

Nữ

BMI < 20: Gầy

20 ≤ BMI < 25: Bình thường

25 ≤ BMI < 30: Béo phì độ I (nhẹ)

30 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II (trung bình)

40 ≤ BMI: Béo phì độ III (nặng)

BMI < 18: Gầy

18 ≤ BMI < 23: Bình thường

23 ≤ BMI < 30: Béo phì độ I (nhẹ)

30 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II (trung bình)

40 ≤ BMI: Béo phì độ III (nặng)

a) Giả sử một người đàn ông có chiều cao 1,68 m. Hãy lập bảng về chỉ số cân nặng của người đó dựa theo bảng đánh giá thể trạng trên.

Trả lời:

a) Thay h = 1,68 m vào biểu thức BMI=mh2, ta được:

BMI=m1,682=m2,8224.

Suy ra m = 2,8224.BMI.

Khi BMI < 20 thì 2,8224.BMI < 56,448 hay m < 56,448.

Khi 20 ≤ BMI < 25 thì 56,448 ≤ 2,8224.BMI < 70,56 hay 56,448 ≤ m < 70,56.

Khi 25 ≤ BMI < 30 thì 70,56 ≤ 2,8224.BMI < 84,672 hay 70,56 ≤ m < 84,672.

Khi 30 ≤ BMI < 40 thì 84,672 ≤ 2,8224.BMI < 112,896 hay 84,672 ≤ m < 112,896.

Khi 40 ≤ BMI thì 112,896 ≤ 2,8224.BMI hay 112,896 ≤ m.

Vậy ta có bảng về chỉ số cân nặng của người đó dựa theo bảng đánh giá thể trạng như sau:

Cân nặng

Thể trạng

m < 56,448

Gầy

56,448 ≤ m < 70,56

Bình thường

70,56 ≤ m < 84,672

Béo phì độ I (nhẹ)

84,672 ≤ m < 112,896

Béo phì độ II (trung bình)

112,896 ≤ m

Béo phì độ III (nặng)

Xem thêm lời giải bài tập Toán 9 Cánh diều hay, chi tiết:

Câu 1:

Cho bất đẳng thức a > b. Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. 2a > 2b.

B. –a < –b.

C. a – 3 < b – 3.

D. a – b > 0.

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Bất phương trình ax + b < 0 với a > 0 có nghiệm là x<ba.

b) Bất phương trình ax + b < 0 với a ≠ 0 có nghiệm là x<ba.

c) Bất phương trình ax + b < 0 với a < 0 có nghiệm là x>ba.

d) Bất phương trình ax + b < 0 với a ≠ 0 có nghiệm là x>ba.

Xem lời giải »


Câu 3:

Chứng minh:

a) Nếu a > 5 thì a122>0;

Xem lời giải »


Câu 4:

Chứng minh:

b) Nếu b > 7 thì 4b+35<2.

Xem lời giải »


Câu 5:

b) Giả sử một người phụ nữ có chiều cao 1,6 m. Hãy lập bảng về chỉ số cân nặng của người đó dựa theo bảng đánh giá thể trạng trên.

Xem lời giải »