Giải Toán 9 trang 38 Tập 2 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 trang 38 Tập 2 trong Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố Toán 9 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 38.
Giải Toán 9 trang 38 Tập 2 Cánh diều
Luyện tập 3 trang 38 Toán 9 Tập 2: Nền ẩm thực Việt Nam được đánh giá cao trên thế giới, thu hút nhiều người sành ăn trong nước và quốc tế. 16 món ngon đặc sắc đến từ các tỉnh, thành phố được chọn ra như sau: cốm Vòng (Hà Nội), chả mực (Quảng Ninh), bánh đậu xanh (Hải Dương), bún cá cay (Hải Phòng), gà đồi Yên Thế (Bắc Giang), nộm da trâu (Sơn La), thắng cố (Lào Cai), miến lươn (Nghệ An), cơm hến (Huế), cá mực nhảy (Hà Tĩnh), bánh mì Hội An (Quảng Nam), sủi cảo (Thành phố Hồ Chí Minh), bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh), cá lóc nướng (Cần Thơ), cơm dừa (Bến Tre), gỏi cá (Kiên Giang).
Chọn ngẫu nhiên một món trong 16 món ngon đó. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) S: “Món ngon được chọn thuộc miền Bắc”;
b) T: “Món ngon được chọn thuộc miền Trung”;
c) U: “Món ngon được chọn thuộc miền Nam”.
Lời giải:
Xét phép thử “Chọn ngẫu nhiên một món trong 16 món”.
Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử là đồng khả năng và có 16 cách chọn ra một món trong 16 món.
a) Các tỉnh/ thành phố thuộc miền Bắc là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Sơn La, Lào Cai.
Do đó có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố S là: cốm Vòng, chả mực, bánh đậu xanh, bún cá cay, gà đồi Yên Thế, nộm da trâu, thắng cố.
Vậy
b) Các tỉnh/ thành phố thuộc miền Trung là: Nghệ An, Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Do đó có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố S là: miến lươn, cơm hến, cá mực nhảy, bánh mì Hội An.
Vậy
c) Các tỉnh/ thành phố thuộc miền Nam là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang.
Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố S là: sủi cảo, bánh canh Trảng Bàng, cá lóc nướng, cơm dừa, gỏi cá.
Vậy
Bài 1 trang 38 Toán 9 Tập 2: Một hộp có 20 viên bi với kích thước và khối lượng như nhau. Bạn Ngân viết lên các viên bi đó các số 1, 2, 3, …, 20; hai viên bi khác nhau thì viết hai số khác nhau.
Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp”.
a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên viên bi được lấy ra.
b) Viết không gian mẫu của phép thử đó.
c) Tính xác suất của biến cố: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia cho 7 dư 1”.
Lời giải:
a) Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên viên bi được lấy ra là: 1; 2; 3; …; 20.
b) Không gian mẫu của phép thử là: Ω = {1; 2; 3; …; 20}.
c) Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử là đồng khả năng và không gian mẫu có 20 phần tử.
Gọi A là biến cố: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia cho 7 dư 1”.
Những kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 1; 8; 15.
Do đó, có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Vậy
Bài 2 trang 38 Toán 9 Tập 2: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1 000.
a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử trên?
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”;
B: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”.
Lời giải:
a) Tập hợp tất các kết quả có thể xảy ra của phép thử viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1 000 là Ω = {500; 501; 502; …; 999}.
Số phần tử của tập hợp Ω là
b) Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử là đồng khả năng.
⦁ Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 500; 600; 700; 800; 900.
Do đó, có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Vậy
⦁ Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 512; 729 (vì 512 = 83 và 729 = 93).
Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B.
Vậy
Lời giải bài tập Toán 9 Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố hay khác: