Giải Toán 9 trang 39 Tập 2 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 trang 39 Tập 2 trong Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố Toán 9 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 39.

Giải Toán 9 trang 39 Tập 2 Cánh diều

Bài 3 trang 39 Toán 9 Tập 2: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 27”;

b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51”.

Lời giải:

Xét phép thử: “Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp”.

Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử là:

Ω = {1; 2; 3; …; 52}.

Ta thấy các kết quả xảy ra của phép thử là đồng khả năng và số phần tử của tập hợp Ω là 52.

a) Gọi A là biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút là số nhỏ hơn 27”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 1; 2; 3; …; 26.

Do đó, có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Vậy PA=2652=12.

b) Gọi B là biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút là số lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 20; 21; …; 50.

Do đó, có 50201+1=31 kết quả thuận lợi cho biến cố B.

Vậy PB=3152.

Bài 4 trang 39 Toán 9 Tập 2: Nhóm học sinh tình nguyện khối 9 của một trường trung học cơ sở có 6 bạn, trong đó có 3 bạn nam là: Trung (lớp 9A); Quý (lớp 9A); Việt (lớp 9C) và 3 bạn nữ là: An (lớp 9A); Châu (lớp 9B); Hương (lớp 9D). Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường.

a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”;

B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.

Lời giải:

Xét phép thử “Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường”.

Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng.

a) Có 6 cách chọn một bạn trong nhóm để tham gia hoạt động tình nguyện của trường là: Trung (lớp 9A); Quý (lớp 9A); Việt (lớp 9C); An (lớp 9A); Châu (lớp 9B); Hương (lớp 9D).

b) ⦁ Có 3 kết quả của biến cố A là: An (lớp 9A); Châu (lớp 9B); Hương (lớp 9D).

Vậy PA=36=12.

⦁ Có 3 kết quả của biến cố B là: Trung (lớp 9A); Quý (lớp 9A); An (lớp 9A).

Vậy PB=36=12.

Bài 5 trang 39 Toán 9 Tập 2: Trên mặt phẳng cho năm điểm phân biệt A, B, C, D, E, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh. Bạn Châu chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong năm điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng.

a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Châu có thể thực hiện.

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

P: “Trong hai điểm được chọn ra, có điểm A”;

Q: “Trong hai điểm được chọn ra, không có điểm C”.

Lời giải:

Xét phép thử: “Chọn ra ngẫu nhiên một điểm tổ màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong năm điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng”.

Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng.

a) Có 6 cách chọn ra một điểm tổ màu đỏ và một điểm tô màu xanh là: A và C; A và D; A và E; B và C; B và D; B và E.

b) Có 3 kết quả của biến cố P là: A và C; A và D; A và E.

Vậy PP=36=12.

Có 4 kết quả của biến cố Q là: A và D; A và E; B và D; B và E.

Vậy PQ=46=23.

Bài 6 trang 39 Toán 9 Tập 2: Một bó hoa gồm 3 bông hoa màu đỏ và 1 bông hoa màu vàng. Bạn Linh chọn ngẫu nhiên 2 bông hoa từ bó hoa đó.

a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Linh có thể thực hiện.

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

R: “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có đúng 1 bông hoa màu đỏ”;

T: “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có ít nhất 1 bông hoa màu đỏ”.

Lời giải:

Xét phép thử: “Chọn ngẫu nhiên 2 bông hoa từ một bó hoa gồm 3 bông hoa màu đỏ và 1 bông hoa màu vàng”.

Kí hiệu 3 bông hoa màu đỏ lần lượt là Đ1, Đ2, Đ3 và bông hoa vàng là V.

Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng.

a) Có 6 cách chọn mà bạn Linh có thể thực hiện đó là: Đ1 và Đ2; Đ1 và Đ3; Đ2 và Đ3; Đ1 và V; Đ2 và V; Đ3 và V.

b) ⦁ Có 3 kết quả của biến cố R là: Đ1 và V; Đ2 và V; Đ3 và V.

Vậy PR=36=12.

⦁ Có 6 kết quả của biến cố T là: Đ1 và Đ2; Đ1 và Đ3; Đ2 và Đ3; Đ1 và V; Đ2 và V; Đ3 và V.

Vậy PT=66=1.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: