Khám phá 3 trang 86 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Cho hai cái bình có cùng diện tích đáy: bình A có dạng hình hộp chữ nhật, hình B có dạng hình trụ. Ban đầu cả hai bình đều không chứa nước. Người ta đổ cùng một lượng nước vào hai bình thì thấy chiều cao của mực nước hai bình bằng nhau (Hình 8). Gọi S là diện tích đáy và h là chiều cao của mực nước mỗi bình.
Giải Toán 9 Bài 1: Hình trụ - Chân trời sáng tạo
Khám phá 3 trang 86 Toán 9 Tập 2: Cho hai cái bình có cùng diện tích đáy: bình A có dạng hình hộp chữ nhật, hình B có dạng hình trụ. Ban đầu cả hai bình đều không chứa nước. Người ta đổ cùng một lượng nước vào hai bình thì thấy chiều cao của mực nước hai bình bằng nhau (Hình 8). Gọi S là diện tích đáy và h là chiều cao của mực nước mỗi bình.
a) Tính thể tích V của lượng nước trong bình A theo S và h. Từ đó, dự đoán thể tích của lượng nước trong bình B.
b) Gọi r là bán kính đáy hình B. Hãy tính thể tích nước trong bình B theo r và h.
Lời giải:
a) Thể tích V của lượng nước trong bình A là: V = S . h.
Thể tích V của lượng nước trong bình B là: V = S . h.
b) Thể tích V của lượng nước trong bình B là: V = S . h = πr2h.
Lời giải bài tập Toán 9 Bài 1: Hình trụ hay, chi tiết khác: