Giải Toán 9 trang 60 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 trang 60 Tập 2 trong Bài 2: Xác suất của biến cố Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 60.
Giải Toán 9 trang 60 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Thực hành 2 trang 60 Toán 9 Tập 2: Một hộp chứa 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 4; 7; 9. Bạn Khuê và bạn Hương lần lượt mỗi người lấy ra 1 tấm thẻ từ hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”;
B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”;
C: “Số ghi trên tấm thẻ của bạn Khuê nhỏ hơn số ghi trên tấm thẻ của bạn Hương”.
Lời giải:
Do 4 tấm thẻ là cùng loại nên các thẻ có cùng khả năng được chọn.
Kí hiệu (i; j) là kết quả bạn Khuê lấy được thẻ được đánh số i và bạn Hương lấy được thẻ đánh số j.
Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 4); (1; 7); (1; 9); (4;1); (4; 7); (4; 9); (7; 1); (7; 4); (7; 9); (9; 1); (9; 4); (9; 7)}.
Ta thấy n(Ω) = 12.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 7), (1; 9), (7; 1), (9; 1), (7; 9), (9; 7).
Ta thấy n(A) = 6.
Khi đó, xác suất biến cố A là:
Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1; 4); (4; 1); (7; 9); (9; 7); (4; 9); (9; 4).
Ta thấy n(B) = 6.
Khi đó, xác suất biến cố B là:
Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: (7; 1), (7; 4), (4; 1), (9; 1), (9; 4), (9; 7).
Ta thấy n(C) = 6.
Khi đó, xác suất biến cố C là:
Vậy xác suất của các biến cố A, B và C là P(A) = P(B) = P(C) = 0,5.
Vận dụng 2 trang 60 Toán 9 Tập 2: Bạn Thắng có n tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến n. Bạn Thắng rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ. Biết rằng xác suất của biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số là 0,18. Hỏi bạn Thắng có bao nhiêu tấm thẻ?
Lời giải:
Do các tấm thẻ cùng loại có cùng khả năng được chọn.
Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số có một chữ số là 0,18” là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 nên n(A) = 9.
Khi đó, xác suất của biến cố này là
Do đó, ta có nên
Vậy bạn Thắng có 50 tấm thẻ.
Bài 1 trang 60 Toán 9 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét hai biến cố sau:
A: “Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm”;
B: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc lớn hơn 8”.
Biến cố nào có khả năng xảy ra cao hơn?
Lời giải:
Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4); (5; 5); (6; 6).
Suy ra n(A) = 6.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (3; 6); (4; 5); (4; 6); (5; 6); (6; 6).
Suy ra n(B) = 5.
Ta thấy, số kết quả thuận lợi cho biến cố A lớn hơn số kết quả thuận lợi cho biến cố B và các kết quả đều có cùng khả năng xảy ra.
Do đó, biến cố A có khả năng xảy ra cao hơn biến cố B.
Bài 2 trang 60 Toán 9 Tập 2: Một chiếc hộp có chứa 5 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 3; 5; 6; 7; 9.
Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp.
a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử.
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 3”;
B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lớn hơn 13”.
Lời giải:
a) Kí hiệu (i; j) là kết quả lấy được thẻ đánh số i và thẻ đánh số j.
Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(3; 5), (3; 6), (3; 7), (3;9), (5; 6), (5; 7), (5; 9), (6; 7), (6; 9), (7; 9)}.
Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 10.
b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là:
(3; 5), (3; 6), (3; 7), (3;9), (5; 6), (5; 9), (6; 7), (6; 9), (7; 9).
Suy ra n(A) = 9.
Xác suất biến cố A là:
Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (5; 9), (6; 9), (7; 9).
Suy ra n(B) = 3.
Xác suất biến cố B là:
Vậy P(A) = 0,9 và P(B) = 0,3.
Lời giải bài tập Toán 9 Bài 2: Xác suất của biến cố hay khác: