Biểu diễn khả năng xảy ra của một sự kiện theo xác suất thực nghiệm lớp 6 (bài tập + lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Biểu diễn khả năng xảy ra của một sự kiện theo xác suất thực nghiệm lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Biểu diễn khả năng xảy ra của một sự kiện theo xác suất thực nghiệm.

Biểu diễn khả năng xảy ra của một sự kiện theo xác suất thực nghiệm lớp 6 (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

a) Khả năng xảy ra của một sự kiện

- Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.

- Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.

- Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.

b) Xác suất thực nghiệm

Xác suất thực nghiệm của sự kiện A là tỉ số giữa số lần sự kiện A xảy ra đối với tổng số lần thực hiện hoạt động.

Tổng quát: Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.

Xác suất thực nghiệm =nAn,

trong đó: n(A): Số lần sự kiện A xảy ra; n: Tổng số lần thực hiện hoạt động.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả sau:

Sự kiện

Hai đồng sấp

Một đồng sấp, một đồng ngửa

Hai đồng ngửa

Số lần

12

24

14

Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:

a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.

b) Hai đồng xu đều ngửa.

Hướng dẫn giải:

Tổng số lần thực hiện hoạt động: 50 lần.

a) Số lần xuất hiện sự kiện “một đồng sấp, một đồng ngửa” là: 24 lần.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “một đồng sấp, một đồng ngửa” là: 2450=1225=0,48.

b) Số lần xuất hiện của sự kiện “hai đồng ngửa” là: 14 lần.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “hai đồng ngửa” là: 1450=725=0,28.

Ví dụ 2. Điều tra ngẫu nhiên người đi xe máy có đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông trong đó có 8 người không đội nón bảo hiểm, 42 người tham gia đội nón bảo hiểm. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm”.

Hướng dẫn giải:

Tổng số người tham gia giao thông là:

8 + 42 = 50 (người).

Số người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm là: 42 người.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm” là:

4250=2125=0,84.

Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm” là 0,84.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Khánh gieo một con xúc xắc 50 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:

Số chấm xuất hiện

1

2

3

4

5

6

Số lần

4

10

11

7

12

6

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “xuất hiện mặt 5 chấm” là:

A. 0,3;

B. 0,24;

C. 0,08;

D. 0,16.

Bài 2. Tung một đồng xu 32 lần liên tiếp, có 18 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm của sự kiện “xuất hiện mặt N” là:

A. 1832;

B. 716;

C. 1232;

D. 38.

Bài 3. Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng bao nhiêu?

A. 920;

B. 211;

C. 511;

D. 1.

Bài 4. An gieo hai con xúc xắc cùng lúc 80 lần. Ở mỗi lần gieo, An cộng số chấm xuất hiện ở hai con xúc xắc và ghi lại kết quả như bảng sau:

Tổng số chấm

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số lần

2

5

6

8

11

14

12

9

6

4

3

Nếu tổng số chấm xuất hiện ở hai con xúc xắc lớn hơn 6 thì An thắng. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện An thắng.

A. 4750;

B. 12;

C. 35;

D. 350.

Bài 5. Trong hộp kín có 4 chiếc bút màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng có cùng kích thước. Thực hiện lấy ngẫu nhiên một chiếc bút, ghi lại màu rồi trả lại chiếc bút vào hộp. Bạn Hà thực hiện 100 lần và được kết quả như sau:

Màu

Màu xanh

Màu đỏ

Màu tím

Màu vàng

Số lần lấy bút

24

32

26

18

Xác suất thực nghiệm lấy được bút màu đỏ là:

A. 1725;

B. 150;

C. 825;

D. 950.

Bài 6. Trong hộp kín có 4 chiếc bút màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng có cùng kích thước. Thực hiện lấy ngẫu nhiên một chiếc bút, ghi lại màu rồi trả lại chiếc bút vào hộp. Bạn Hà thực hiện 100 lần và được kết quả như sau:

Màu

Màu xanh

Màu đỏ

Màu tím

Màu vàng

Số lần lấy bút

24

32

26

18

Xác suất thực nghiệm để bút lấy ra không phải màu tím là:

A. 1325;

B. 1225;

C. 1350;

D. 3750.

Bài 7. Hàng ngày Sơn đều đi xe buýt đến trường. Sơn ghi lại thời gian chờ xe của mình trong 20 lần liên tiếp ở bảng sau:

Thời gian chờ

Dưới 1 phút

Từ 1 phút đến dưới 5 phút

Từ 5 phút đến dưới 10 phút

Từ 10 phút trở lên

Số lần

4

10

4

2

 Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên”.

A. 310;

B. 15;

C.  45;

D. 710.

Bài 8. Gieo một con xúc xắc liên tiếp 20 lần, bạn An đã có kết quả thống kê như sau:

Số chấm xuất hiện

1

2

3

4

5

6

Số lần

4

5

7

1

1

2

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “mặt xuất hiện lớn hơn 6” là:

A. 0;

B. 15;

C. 1720;

D. 320.

Bài 9. Nếu gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 3 chấm, 8 lần xuất hiện mặt 5 chấm. Xác suất thực nghiệm của sự kiện gieo được mặt 3 chấm hoặc 5 chấm là:

A. 14;

B. 25;

C. 720;

D. 1320.

Bài 10. Một hộp có chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi vàng, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng. Các viên bi có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần, Nam lấy ra một viên bi từ trong hộp, ghi lại màu của viên bi và bỏ lại vào trong hộp. Trong 20 lần lấy viên bi liên tiếp, có 6 lần xuất hiện màu xanh, 5 lần xuất hiện màu vàng, 2 lần xuất hiện màu đỏ, còn lại xuất hiện màu trắng. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “lấy được bi màu trắng”.

A. 310;

B. 720;

C. 110;

D. 1310.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác: