Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 12: Nước biển và đại dương - Kết nối tri thức

Câu 1. Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào sau đây?

A. Vĩ độ 40° - 500.

B. Vĩ độ 50° - 60°.

C. Vùng cực.

D. Vĩ độ 30° - 40°.

Câu 2. Sóng xô vào bờ không phải là do

A. gió.

B. bão.

C. dòng biển.

D. áp thấp.

Câu 3. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều

A. xô vào bờ.

B. chiều ngang.

C. thẳng đứng.

D. xoay tròn.

Câu 4. Hướng chảy của các dòng biển nóng trong đại Dương thế giới là

A. tây bắc - đông nam.

B. đông nam - tây bắc.

C. từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

D. từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao.

Câu 5. Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm

A. chảy về hướng tây.

B. chảy về hướng đông.

C. nóng lạnh thất thường.

D. đổi chiều theo mùa.

Câu 6. Ngyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do

A. các gió thường xuyên.

B. địa hình các vùng biển.

C. sức hút của Mặt Trăng.

D. sức hút của Mặt Trời.

Câu 7. Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Vĩ độ 30°- 40°.

D. Vùng cực.

Quảng cáo

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.

B. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.

C. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

D. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Khác nhau ở các biển.

B. Chỉ do sức hút Mặt Trời.

C. Dao động theo chu kì.

D. Dao động thường xuyên.

Câu 10. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm

A. vuông góc với nhau.

B. thẳng hàng với nhau.

C. lệch nhau góc 60 độ.

D. lệch nhau góc 45 độ.

Câu 11. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do

A. hoạt động của các dòng biển lớn.

B. hoạt động của núi lửa, động đất.

C. sức hút của hành tinh ở thiên hà.

D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

Câu 12. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

A. trăng khuyết và trăng tròn.

B. trăng tròn và không trăng.

C. trăng khuyết và không trăng.

D. không trăng và có trăng.

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do

A. gió.

B. mưa.

C. núi lửa.

D. động đất.

Câu 14. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do

A. gió.

B. núi lửa.

C. bão.

D. động đất.

Câu 15. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán câu Bắc là

A. theo chiền kim đồng hồ.

B. ngược chiều kim đồng hồ.

C. từ đông sang tây.

D. từ tây sang đông.

Trắc nghiệm Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở

A. biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ.

B. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.

C. sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước.

D. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.

Câu 2. Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh?

A. A-ma-dôn.

B. Nin.

C. I-ê-nit-xây.

D. Mê Công.

Câu 3. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?

A. Băng tuyết.

B. Thực vật.

C. Địa hình.

D. Nước ngầm.

Câu 4. Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?

A. Khí hậu nóng, mưa nhiều, bốc hơi lớn.

B. Khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn.

C. Sinh vật phát triển, nhiều mưa, nhiều cát.

D. Gần biển, có nước ngầm, độ mặn rất lớn.

Câu 5. Ở nước ta, mực nước lũ thường lên nhanh đột ngột ở các sông thuộc khu vực nào sau đây?

A. Miền Trung.

B. Miền Bắc.

C. Miền núi.

D. Miền Nam.

Câu 6. Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.

B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.

C. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.

D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.

Câu 7. Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có

A. nhiều thung lũng.

B. địa hình phức tạp.

C. độ dốc địa hình.

D. nhiều đỉnh núi cao.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?

A. Địa hình đồi núi dốc nhiều.

B. Bề mặt đất đồng bằng rộng.

C. Các mạch nước ngầm cạn.

D. Nước mưa chảy trên mặt.

Câu 9. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước

A. quanh năm.

B. theo mùa.

C. vào mùa xuân.

D. vào mùa hạ.

Câu 10. Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới?

A. Nin.

B. I-ê-nit-xây.

C. A-ma-dôn.

D. Mê Công.

Câu 11. Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới?

A. Nin.

B. Mê Công.

C. I-ê-nit-xây.

D. A-ma-dôn.

Câu 12. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do

A. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.

B. bề mặt địa hình bằng phẳng.

C. tổng lưu lượng nước lớn.

D. tốc độ nước chảy nhanh.

Câu 13. Cửa sông là nơi dòng sông chính

A. phân nước cho sông phụ.

B. xuất phát chảy ra biển.

C. tiếp nhận các sông nhánh.

D. đổ ra biển hoặc các hồ.

Câu 14. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

A. điều hoà dòng chảy sông.

B. giảm lưu lượng nước sông.

C. điều hoà chế độ nước sông.

D. làm giảm tốc độ dòng chảy.

Câu 15. Sông nào sau đây dài nhất thế giới?

A. A-ma-dôn.

B. Nin.

C. I-ê-nit-xây.

D. Mê Công.

Trắc nghiệm Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều

Câu 1. Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất

A. xói mòn nhiều hơn.

B. bị phá vỡ cấu tượng.

C. biến đổi tính chất.

D. tăng lượng chất hữu cơ.

Câu 2. Loại đất nào sau đây thsich hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm?

A. Đất xám.

B. Đất phù sa.

C. Đất cát pha.

D. Đất đỏ badan.

Câu 3. Các thành phần chính của lớp đất là

A. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

B. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.

D. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

Câu 4. Đất có tuổi già nhất là ở vùng

A. ôn đới và hàn đới.

B. nhiệt đới và cận nhiệt.

C. cận nhiệt và ôn đới

D. nhiệt đới và ôn đới.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Thường ở tầng trên cùng của đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

Câu 6. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

A. làm phá huỷ đá gốc.

B. cung cấp chất hữu cơ.

C. tạo các vành đai đất.

D. cung cấp chất vô cơ.

Câu 7. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

A. Sinh vật.

B. Khí hậu.

C. Đá mẹ.

D. Địa hình.

Câu 8. Tác động nào sau đây của con người khôngảnh hưởng tới quá trình hình thành đất?

A. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.

B. Tăng cường chặt phá rừng, phá rừng bừa bãi.

C. Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chua rửa mặn.

D. Đốt nương làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm.

Câu 9. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

C. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

D. Thành phần quan trọng nhất của đất.

Câu 10. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng nào sau đây?

A. Đen.

B. Pốtdôn.

C. Xám.

D. Feralit.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?

A. Đá mẹ.

B. Khí hậu.

C. Thời gian.

D. Con người.

Câu 12. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?

A. Lâm nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Ngư nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Câu 13. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

A. độ ẩm.

B. độ phì.

C. độ rắn.

D. nhiệt độ.

Câu 14. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là

A. sinh quyển.

B. thổ nhưỡng.

C. khí quyển.

D. thủy quyển.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?

A. Tác động theo các thứ tự.

B. Không ảnh hưởng nhau.

C. Có mối quan hệ với nhau.

D. Không đồng thời tác động.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính(sách cũ)

Câu 1: Hệ thống các đai khí áp trên Trái đất gồm

A. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp thấp cực.

B. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.

C. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp thấp cực.

D. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực..

Câu 2: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau

A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.

B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.

C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.

D. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.

Câu 3: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.

C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.

Câu 4: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao

A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

B. không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.

B. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.

C. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.

D. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.

B. Khí ấp giảm khi độ ẩm không khí tăng.

C. Khí áp tăng hoặc giảm sẽ làm độ ẩm không khí tăng hoặc giảm theo.

D. Giữa khí áp và độ ẩm không khí không có mối quan hệ nào.

Câu 7: Gió tây ôn đới là loại gió

A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.

B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.

C. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

D. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.

Câu 8: Đặc điểm của gió tây ôn đới là

A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.

B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

Câu 9: Gió Mậu Dịch là loại gió

A. Thổi từ xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.

B. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

C. Thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.

D. Thổi từ các khu vực áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.

Câu 10: Gió Mậu Dịch có hướng

A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

B. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

C. Tây nam ở bán cầu Bắc, động Bắc ở bán cầu Nam.

D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

Câu 11: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là

A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa

B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa

C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.

D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.

Câu 12: Gió mùa là

A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.

B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.

C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

Câu 14: Hướng gió mùa ở nước ta là

A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.

B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.

C. mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.

D. mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.

Câu 15: Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính

A. nhìn chung mùa hạ gió nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ẩm.

B. nhìn chung mùa hạ gió nóng và ẩm, mùa đông gió lạnh và khô.

C. nhìn chung mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.

D. nhìn chung mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh lẽo và ấm.

Câu 16: Gió biển và gió đất là loại gió

A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.

C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.

D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Câu 17: Gió đất có đặc điểm

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 18: Gió biển là loại gió

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 19: Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30oC thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

A. 19,5oC.   B. 19,2oC.   C. 19,7oC.   D. 19,4oC.

Câu 20: Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng

A. Tây nam.   B. Đông nam.   C. Tây bắc.   D. Đông bắc.

Câu 21: Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m , nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

A. 30oC.    B. 32oC.    C. 35oC.    D. 37oC.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: