Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 12 (có đáp án 2024): Đất và sinh quyển
Câu 1. Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất
A. xói mòn nhiều hơn.
B. bị phá vỡ cấu tượng.
C. biến đổi tính chất.
D. tăng lượng chất hữu cơ.
Đáp án đúng là: A
Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất xói mòn nhiều hơn, nhiều khu vực trơ sỏi đá và bạc màu.
Câu 2. Loại đất nào sau đây thsich hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm?
A. Đất xám.
B. Đất phù sa.
C. Đất cát pha.
D. Đất đỏ badan.
Đáp án đúng là: D
Đất badan là loại đất thích hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,….
Câu 3. Các thành phần chính của lớp đất là
A. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
B. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
D. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
Đáp án đúng là: D
Các thành phần chính của lớp đất là không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,… Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hình thành đất.
Câu 4. Đất có tuổi già nhất là ở vùng
A. ôn đới và hàn đới.
B. nhiệt đới và cận nhiệt.
C. cận nhiệt và ôn đới
D. nhiệt đới và ôn đới.
Đáp án đúng là: B
Đất có tuổi già nhất là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Khu vực này có nền nhiệt, ẩm cao nên quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, sớm.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
B. Thường ở tầng trên cùng của đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
D. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
Đáp án đúng là: C
Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> Chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
Câu 6. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là
A. làm phá huỷ đá gốc.
B. cung cấp chất hữu cơ.
C. tạo các vành đai đất.
D. cung cấp chất vô cơ.
Đáp án đúng là: C
Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là tạo các vành đai đất. Đặc biệt là các vành đai đất theo độ cao do càng lên cao nhiệt độ càng thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu, ở những độ cao khác nhau sẽ tạo ra những loại đất khác nhau.
Câu 7. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
A. Sinh vật.
B. Khí hậu.
C. Đá mẹ.
D. Địa hình.
Đáp án đúng là: A
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
Câu 8. Tác động nào sau đây của con người khôngảnh hưởng tới quá trình hình thành đất?
A. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.
B. Tăng cường chặt phá rừng, phá rừng bừa bãi.
C. Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chua rửa mặn.
D. Đốt nương làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm.
Đáp án đúng là: A
Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động như chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, bón nhiều phân hóa học, làm thủy lợi, trồng cây xanh,…
Câu 9. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
C. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
D. Thành phần quan trọng nhất của đất.
Đáp án đúng là: D
Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
Câu 10. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng nào sau đây?
A. Đen.
B. Pốtdôn.
C. Xám.
D. Feralit.
Đáp án đúng là: D
Rừng nhiệt đới ẩm, xích đạo tương ứng với loại đất feralit đỏ vàng (đất đỏ vàng nhiệt đới).
Câu 11. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
A. Đá mẹ.
B. Khí hậu.
C. Thời gian.
D. Con người.
Đáp án đúng là: B
Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất => Khí hậu là nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.
Câu 12. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
A. Lâm nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Ngư nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp (khai khoáng, xả thải chất hóa học,…).
Câu 13. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. độ ẩm.
B. độ phì.
C. độ rắn.
D. nhiệt độ.
Đáp án đúng là: B
Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì => Độ phì chính là căn cứ quan trọng để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật và địa hình.
Câu 14. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là
A. sinh quyển.
B. thổ nhưỡng.
C. khí quyển.
D. thủy quyển.
Đáp án đúng là: B
Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là thổ nhưỡng.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
A. Tác động theo các thứ tự.
B. Không ảnh hưởng nhau.
C. Có mối quan hệ với nhau.
D. Không đồng thời tác động.
Đáp án đúng là: C
Sự hình thành đất chịu tác động của nhiều nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người), các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hình thành đất. Ví dụ: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật,…
Câu 1:
Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất
Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là