Câu 25. Vì sao thượng nguồn sông Nin có lưu vực nước khá lớn?
A. Nằm trong kiểu khi hậu chí tuyến.
B. Nằm trong kiểu khí hậu xích đạo.
C. Nguồn nước ngầm phong phú.
D. Nguồn nước từ lượng băng tuyết tan lớn quanh năm.
Đáp án B.
Giải thích: Thượng nguồn sông Nin có lưu vực nước khá lớn do vùng thượng nguồn nằm trong kiểu khí hậu xích đạo nên có lượng mưa lớn quanh năm.
Câu 26: Nhân tố nào sau đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm.
B. Thực vật.
C. Các dòng biển.
D. Hồ, đầm.
Đáp án C.
Giải thích: Các nhân tố có vai trò điều hòa chế độ nước sông là:
- Nước ngầm: đóng vai trò quan trọng cung cấp nước cho sông ngòi vào mùa khô, đặc biệt ở khu vực đất đá thấm nước nhiều nước ngầm có vai trò đáng kể trong điều hòa chế độ nước sông.
- Hồ, đầm: khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm, khi nước sông xuống nước ở hồ đầm lại chảy ra hạn chế tình trạng khô hạn.
- Thực vật: có vai trò giữ nguồn nước ngầm -> điều hòa dòng chảy sông vào mùa khô; mặt khác các tán cây có tác dụng cản trở tốc độ rơi của mưa-> hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.
- Dòng biển là dòng nước ở đại dương không ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Câu 27. Hiện tượng mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, còn mùa cạn mực nước sông cạn kiệt là hậu quả của việc
A. phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông.
B. phá hoại rừng không có kế hoạch ở vùng núi.
C. ngăn sông làm thủy điện ở các dòng sông.
D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sông ngòi.
Đáp án A.
Giải thích: Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng giúp hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, giữ nguồn nước ngầm. Việc phá hoại rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ làm mất đi lá chắn giúp hạn chế tốc độ dòng chảy, nước mưa chảy ồ ạt với tốc độ mạnh làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn nước sông cạn kiệt do nước ngầm không được giữ lại.
Câu 28. Lưu lượng nước sông Nin tại Carô nhỏ hơn nhiều so với ở Khắc tum do:
1. Sông chảy qua miềng hoang mạc khô hạn nên lượng nước được cung cấp thêm gần như không dáng kể.
2. Sông bị mất rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài trên sa mạc.
3. Đoạn lưu vực từ Khắc tum đến Cairô tập trung đông dân cư nên lượng nước sông được dùng cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn.
4. Sông được cung cấp rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài.
Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B.
Giải thích: Lưu lượng nước sông Nin tại Carô nhỏ hơn nhiều so với ở Khắc tum do sông chảy qua miền hoang mạc khô hạn nên lượng nước được cung cấp thêm gần như không đáng kể cùng với đó là sông bị mất rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài trên sa mạc.
Câu 29: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả nào dưới đây?
A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
Đáp án C.
Giải thích: Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng giúp hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, giữ nguồn nước ngầm. Việc phá hoại rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ làm mất đi lá chắn giúp hạn chế tốc độ dòng chảy, nước mưa chảy ồ ạt với tốc độ mạnh làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn nước sông cạn kiệt do nước ngầm không được giữ lại.
Câu 30. Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới yếu tố tự nhiên nào của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á?
A. Sông ngòi.
B. Địa hình.
C. Thực vật.
D. Thổ nhưỡng.
Đáp án A.
Giải thích: Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm). Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi. Chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô). Như vậy, tất cả các yếu tố tự nhiên (thổ nhưỡng, sông ngòi, địa hình, thảm thực vật) đều chịu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu nhưng sông ngòi là yếu tố tự nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của nhân tố khí hậu.
Câu 31. Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sống chủ yếu là do
A. Mưa.
B. Băng tuyết.
C. Nước ngầm.
D. Nước ao, hồ.
Đáp án B.
Giải thích: Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sống chủ yếu do tuyết tan nên thường gây ra lũ lụt ở hạ nguồn vào mùa xuân.
Câu 32: Nhân tố tự nhiên nào dưới đây có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu Đông Nam Á?
A. Chế độ mưa.
B. Thực vật.
C. Hồ, đầm.
D. Địa hình.
Đáp án A.
Giải thích: Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm). Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi => chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô).
Câu 33. Miền Trung nước ta có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông và mưa lũ lại tập trung trong thời gian ngắn nên mực nước lũ ở đây có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?
A. Mực nước lũ tương đối điều hòa.
B. Mực nước lũ không ổn định.
C. Mực nước lũ lên chậm.
D. Mực nước lũ lên nhanh.
Đáp án D.
Giải thích: Miền Trung có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông nên sông ngòi ngắn, dốc và có tốc độ dòng chảy mạnh. Mặt khác, mưa lớn tập trung vào mùa thu đông làm cho lưu lượng dòng chảy tăng nhanh chóng và nước dồn đột ngột xuống vùng hạ lưu khiến cho lũ lên nhanh.
Câu 34. Tại sao từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi?
A. Tác dụng của các dòng biển.
B. Độ mặn như nhau.
C. Nước biển ở mỗi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến.
D. Không chịu tác động của ánh sáng.
Đáp án C.
Giải thích: Từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi do nước biển ở mỗi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến.
Câu 35: Hoạt động kinh tế - xã hội nào dưới đây góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sôn Hồng?
A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.
B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.
C. Xây dựng hệ thống thủy lợi.
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Đáp án D.
Giải thích:
- Lưu vực nước sông Hồng có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong các hệ thống sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống sông Hồng tập trung các nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta: thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW) trên sông Đà; ngoài ra còn có thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà,…
- Việc phát triển các nhà máy thủy điện và xây dựng các hồ chứa lớn có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới chế độ nước sông Hồng, góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng hạ lưu. Đồng thời cung cấp nước cho sông vào mùa khô.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: