Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí ngành thương mại (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 50 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí ngành thương mại Địa lí 10 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Địa lí 10 giúp các bạn học tốt môn Địa lí hơn.
Địa lí ngành thương mại
Câu 1:
Thị trường được hiểu là
A. nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.
B. nơi gặp gỡ giữa bên bán và bên mua.
C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
D. nơi có các chợ và siêu thị.
Câu 2:
Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì?
A. Tiền.
B. Vàng.
C. Dầu mỏ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3:
Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Câu 4:
Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả
A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Câu 5:
Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua
A. việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
B. việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C. việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.
D. việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
Câu 6:
Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế.
D. Giải thích tiêu dùng.
Câu 7:
Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là
A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu.
B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.
D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu 8:
Nội thương phát triển góp phần
A. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
B. gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
C. làm tăng kim ngạch nhập khẩu.
D. làm tăng kim ngạch xuất khẩu.
Câu 9:
Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là
A. xuất siêu.
B. nhập siêu.
C. cán cân xuất nhập dương.
D. cán cân xuất nhập âm.
Câu 10:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 10 đến 15
Các quốc gia nhập siêu là
A. Hoa Kì, Ca-na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.
B. Trung Quốc, Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.
C. Trung Quốc, Thái Lan, Đức.
D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.
Câu 11:
Các quốc gia xuất siêu là
A. Hoa Kì, Ca- na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.
B. Trung Quốc, Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.
C. Trung Quốc, Thái Lan, Đức.
D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.
Câu 12:
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ miền.
Câu 13:
Giá trị xuất khẩu tính trên đầu người cao nhất trong các quốc gia trên là
A. Trung Quốc.
B. Ca-na-da.
C. Đức.
D. Pháp.
Câu 14:
Giá trị xuất khẩu tính trên đầu người thấp nhất trong các quốc gia trên là
A. Trung Quốc.
B. Ca-na-da.
C. Thái Lan.
D. Ấn Độ.
Câu 15:
Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu là
A. -770 tỉ USD.
B. 760 tỉ USD.
C. 770 tỉ USD.
D. -760 tỉ USD.