Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án năm 2021 (phần 2)


Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án năm 2021 (phần 2)

Với bộ bài tập trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa lớp 10.

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án năm 2021 (phần 2)

Câu 1: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chấ khử?

A. cacbon

B. kali

C. hidro

D. hidro sunfua

Đáp án: B

Câu 2: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag.

Kết luận nào sau đây sai?

A. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.

B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+.

Đáp án: A

Câu 3: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O

B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

D. NaOH + HCl → NaCl + H2O

Đáp án: C

Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2

A. 4    B. 6    C. 9    D. 11

Đáp án: D

Câu 5: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là

A. 8    B. 9    C. 12    D. 13

Đáp án: B

3FeO + 10(NO3)3 + NO + 5H2O

Tổng hệ số các chất sản phẩm là 3 + 1 + 5 = 9

Câu 6: Cho phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.

Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO3 và NO là

A. 4    B. 3    C. 2    D. 1

Đáp án: A

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các phân tử và ion đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

A. HCl, Fe2+, Cl2

B. SO2, H2S, F-

C. SO2, S2-, H2S

D.Na2SO3, Br2, Al3+

Đáp án: A

Câu 8: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là

A. 5    B. 6    C. 7    D. 8

Đáp án: C

Phản ứng giữa HNO3 đặc, nóng với Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3 là phản ứng oxi hóa - khử.

Câu 9: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là

A. 14,7 gam

B. 9,8 gam

C. 58,8 gam

D. 29,4 gam

Đáp án: D

Bảo toàn e:

Fe+2 (0,6) → Fe+3 + 1e (0,6 mol)

Cr+6 (0,2) + 3e (0,6 mol) → Cr+3

⇒ nK2Cr2O7 = 1/2. nCr+6 = 0,1 ⇒ mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4g

Câu 10: Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4, thu được 1,51 gam MnSO4. Số mol I2 tạo thành và KI tham gia phản ứng là

A. 0, 025 và 0,050

B. 0,030 và 0,060

C. 0,050 và 0,100

D. 0,050 và 0,050

Đáp án: A

nMnSO4 = 0,01 mol

Mn+7 + 5e (0,05 mol) → Mn+2 (0,01 mol)

2I- (0,05) → I2 (0,025) + 2e (0,05 mol)

⇒ nI2 = 0,025 mol; nKI = 0,05 mol

Câu 11: Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.

B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.

D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Đáp án: D

Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH3 + HCl → NH4Cl

B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Đáp án: C

Câu 13: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2, nguyên tố cacbon

A. chỉ bị oxi hóa.

B. chỉ bị khử.

C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Đáp án: D

Câu 14: Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ

A. chỉ bị oxi hóa.

B. chỉ bị khử.

C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Đáp án: C

Câu 15: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric

A. là chất oxi hóa.

B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.

C. là chất khử.

D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Đáp án: B

Câu 16: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. S    B. F2    C. Cl2    D. N2

Đáp án: B

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: