Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 12 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 12. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 12: Văn minh Đại Việt - Kết nối tri thức
Câu 1. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là
A. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã.
B. sự kế thừa những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
C. quá trình áp đặt về kinh tế và văn hóa lên các quốc gia láng giềng.
D. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
Đáp án đúng là:B
Những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:
- Sự kế thừa những thành tựu văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam).
- Quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên của người Việt.
- Quá trình đấu tranh giành độc lập và bảo tồn văn hóa thời Bắc thuộc; quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước qua các triều đại phong kiến.
- Sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Quốc,…). (SGK - Trang 108)
Câu 2. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Dân chủ đại nghị.
Đáp án đúng là:A
Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu bộ máy chính quyền trung ương là hoàng đế, có quyền quyết định mọi công việc. Giúp việc cho hoàng đế có các cơ quan và hệ thống quan lại. Chính quyền địa phương được chia thành các cấp quản lí, mỗi cấp đều sắp đặt các chức quan cai quản. (SGK - Trang 110)
Câu 3.Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê sơ.
D. Nguyễn.
Đáp án đúng là:C
Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều Lê sơ. Đây được coi là bộ luật tiến bộ nhất của nước ta thời phong kiến. (SGK - Trang 110)
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Đáp án đúng là:D
Chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam:
- Các hoàng đế thường thực hiện nghi lễ Tịch điền vào mùa xuân để khuyến khích nghề nông phát triển.
- Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều, cử quan lại thường xuyên trông coi việc đắp đê, nạo vét kênh mương, đào nắn các dòng chảy,… phục vụ sản xuất.
- Quy định cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.
- Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác, nâng cao kĩ thuật canh tác, du nhập và cải tạo giống lúa,… (SGK - Trang 111, 112)
Dưới thời phong kiến, chế độ tư hữu ruộng đất luôn tồn tại và ngày càng phổ biến. Do đó phương án xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước không phải là chính sách của các triều đại phong kiến.
Câu 5. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
A. Thờ thần Đồng Cổ.
B. Thờ Mẫu.
C. Thờ Phật.
D. Thờ Thành hoàng làng.
Đáp án đúng là:C
Tín ngưỡng dân gian của người Việt bao gồm:
- Vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với làng, với nước.
- Thờ thần Đồng Cổ (thần Trống Đồng). Tín ngưỡng này được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trợ và phát triển dưới hình thức một nghi lễ nhằm giữ đạo trung hiếu với vua, với quốc gia.
- Thờ Mẫu (từ thế kỉ XVI trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo).
- Thờ Thành hoàng làng tại đình, đền, miếu ở các làng xã. (SGK - Trang 114)
Câu 6. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Công giáo.
Đáp án đúng là:C
Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại. Đến thời Lê sơ, nhà nước thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ. (SGK - Trang 115)
Câu 7. Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Lê sơ.
D. Nhà Nguyễn.
Đáp án đúng là:A
Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. (SGK - Trang 116)
Câu 8. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
Đáp án đúng là:B
Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo, xuất hiện sớm nhất vào thế kỉ VIII, được sử dụng rộng rãi từ thế kỉ XIII. (SGK - Trang 117)
Câu 9. Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là
A. văn học dân gian và văn học viết.
B. văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ.
C. văn học dân tộc và văn học ngoại lai.
D. văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
Đáp án đúng là:A
Văn học Đại Việt phong phú, đa dạng, gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. (SGK - Trang 117)
Câu 10. Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là
A. Hoa Lư.
B. Tây Đô.
C. Thăng Long.
D. Phú Xuân.
Đáp án đúng là:C
Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là Thăng Long. (SGK - Trang 118)
Câu 11. Bộ quốc sử tiêu biểu của nước ta dưới thời Lê sơ là
A. Đại Việt sử ký.
B. Đại Việt sử ký toàn thư.
C. Đại Nam thực lục.
D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Đáp án đúng là:B
Thời Lê sơ, việc chép sử được triều đình đặc biệt coi trọng, với nhiều sử gia nổi tiếng như Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh,… Bộ quốc sử tiêu biểu thời kì này là Đại Việt sử ký toàn thư. (SGK - Trang 120)
Câu 12. Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là
A. Dư địa chí.
B. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
C. Hồng Đức bản đồ.
D. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Đáp án đúng là:D
Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là Đại Nam nhất thống toàn đồ. (SGK - Trang 120)
Tập bản đồ này được Quốc sử quán Triều Nguyễn ấn hành năm 1838.
Câu 13. Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là
A. Phan Huy Chú.
B. Đào Duy Từ.
C. Hoa Đà.
D. Hải Thượng Lãn Ông.
Đáp án đúng là:D
Trong các thế kỉ X - XIX, ở nước ta có các danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông,…(SGK - Trang 121)
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác. Ông được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.
Câu 14. Nho giáo có hạn chế nào sau đây?
A. Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau.
B. Tạo ra tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội.
C. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội.
D. Góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và ổn định.
Đáp án đúng là:C
Trong kỉ nguyên Đại Việt, Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép, ổn định nhưng đồng thời cũng tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế, đặc biệt là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. (SGK - Trang 121)
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
C. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử.
D. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
Đáp án đúng là:B
Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt:
- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. Trước những thách thức của tự nhiên và xã hội, người Việt đã nỗ lực xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn minh bên ngoài.
- Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới. (SGK - Trang 121, 122)
Trắc nghiệm Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Quốc gia khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Pháp.
B. Anh.
C. Đức.
D. Mỹ.
Đáp án đúng là:D
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba khởi đầu ở nước Mỹ. (SGK - Trang 71)
Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang.
B. Sự bùng nổ mạnh mẽ của các cuộc cách mạng tư sản.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tự do cạnh tranh.
D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.
Đáp án đúng là:A
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trên cơ sở kế thừa hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc Chiến tranh lạnh đã thúc đẩy sự ra đời nhiều phát minh, thành tựu khoa học mới.
Từ nửa sau thế kỉ XX, những nguồn năng lượng, vật liệu có sẵn trong tự nhiên đang dần cạn kiệt; vấn đề biến đổi khí hậu khiến nhân loại phải đối mặt với sự thay đổi về nhiệt độ, phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái, đe dọa sự sinh tồn của con người. Sự cần thiết phải có những công nghệ mới, an toàn và bền vững ngày càng trở nên cấp thiết. (SGK - Trang 71)
Câu 3. Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
A. ô tô.
B. máy tính.
C. máy hơi nước.
D. máy bay.
Đáp án đúng là: B
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều công cụ sản xuất mới như máy tính, hệ thống máy tự động, thiết bị điện tử,... (SGK - Trang 72)
Câu 4. Vật liệu nào sau đây mới ra đời trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Sắt.
B. Đá.
C. Thép.
D. Pô-li-me.
Đáp án đúng là: D
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã dẫn tới sự ra đời của nhiều loại vật liệu mới, trong đó có pô-li-me. Đây là một loại nhựa có tính dẻo, tính đàn hồi, dai, bền, có tính cách điện và có thể kéo thành sợi. Hiện nay, pô-li-me được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp.
Câu 5. Nguồn năng lượng nào sau đây mới xuất hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Năng lượng gió.
B. Năng lượng nước.
C. Năng lượng điện.
D. Năng lượng than đá.
Đáp án đúng là:A
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự ra đời của nhiều nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều,...
Các nguồn năng lượng còn lại đã được sử dụng trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
Câu 6. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa nhân loại chuyển sang thời kì
A. văn minh nông nghiệp.
B. văn minh nông thôn.
C. văn minh thông tin.
D. văn minh công nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là sự hình thành của mạng máy tính toàn cầu, đã góp phần kết nối các khu vực trên thế giới, đưa nhân loại chuyển sang thời kì “văn minh thông tin”. (SGK - Trang 72)
Câu 7. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quá trình khu vực hóa xuất hiện.
B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới sụp đổ hoàn toàn.
D. Chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
Đáp án đúng là:B
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có động lực từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Bước vào thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên toàn thế giới, góp phần thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, thế giới phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh,... cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia. Trước những thay đổi của thế giới, nhu cầu tiến hành một cuộc cách mạng mới được đặt ra trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI. (SGK - Trang 73)
Câu 8. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng nào sau đây?
A. Cơ khí hóa.
B. Điện khí hóa.
C. Công nghệ số.
D. Kĩ thuật số.
Đáp án đúng là:C
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng công nghệ số. (SGK - Trang 73)
Câu 9. Những yếu tố cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và rô-bốt.
B. máy tính điện tử, internet và dữ liệu lớn.
C. trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn.
D. máy tính điện tử, máy tự động và trí tuệ nhân tạo.
Đáp án đúng là: C
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). (SGK - Trang 73)
Câu 10. Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp con người tiết kiệm sức lao động.
B. Thay thế con người nghiên cứu khoa học.
C. Đẩy nhanh quá trình điện khí hóa sản xuất.
D. Không tiêu tốn chi phí sản xuất công nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo đã giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống.
Câu 11. Việc áp dụng vạn vật kết nối (IoT) trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra nhiều loại vật liệu mới.
B. Đem lại sự tiện nghi cho con người.
C. Tự động hóa quá trình sản xuất.
D. Rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo.
Đáp án đúng là: B
Việc áp dụng rộng rãi vạn vật kết nối (IoT) trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như quản lí đô thị, giao thông, xây dựng, thời trang, chăm sóc sức khỏe,... không những mang lại sự hiệu quả, kinh tế, tiện nghi cho con người, mà thông qua các thiết bị được kết nối, nhiều dữ liệu được thu thập, giúp hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
Câu 12. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh.
B. những tiến bộ khoa học - công nghệ.
C. nhu cầu ngày càng cao của con người.
D. tác động của các cuộc chiến tranh thế giới.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Tác động của xu thế toàn cầu hóa. => Buộc các quốc gia phải phát triển khoa học - công nghệ.
- Các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh, chủ nghĩa khủng bố,... đặt ra yêu cầu mới đối với nhân loại.
Câu 13. Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế là
A. tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất.
B. kéo dài quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa.
C. giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người.
D. nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
Đáp án đúng là:A
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới. (SGK - Trang 75)
Câu 14. Một trong những tác động về xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là
A. làm cho sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.
B. thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia trên thế giới.
C. làm thay đổi vị trí và cơ cấu của các ngành sản xuất.
D. tạo ra bước nhảy vọt vượt bậc của năng suất lao động.
Đáp án đúng là:A
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc. Các ngành sản xuất phi vật chất (giáo dục, du lịch, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng,...) ngày càng được nâng cao, với nội dung, tính chất và hình thức lao động hoàn toàn khác biệt đã làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong xã hội.
Tuy nhiên, sự tự động hóa ngày càng cao làm cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu gia tăng, từ đó dẫn đến những nguy cơ bất ổn về chính trị và xã hội. (SGK - Trang 75)
Câu 15. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại tác động tích cực nào sau đây về mặt văn hóa?
A. Dẫn tới sự phụ thuộc vào “thế giới mạng” của con người.
B. Làm phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật cá nhân.
C. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa.
Đáp án đúng là: D
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với văn hóa:
- Tích cực: góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn hoá trên cơ sở kết nối toàn cầu, giúp các quốc gia, các dân tộc sát lại gần nhau, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn ho, góp phần thay đổi lối sống, gắn nhiều hơn với “không gian mạng “thế giới ảo”,...
- Tiêu cực: ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá truyền thống: sự xuất hiện những yếu tố văn hoá ngoại lai; sự phụ thuộc vào “thế giới mạng”...
Lưu trữ:
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại(sách cũ)
Câu 1. Vượn cổ chuyển biến thành người thông qua quá trình
A. Tìm kiếm thức ăn
B. Chế tạo ra cung tên
C. Tạo ra lừa
D. Lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động
Đáp án: D
Câu 2. Con người đã biết chế tác công cụ lao động từ thời kì nào?
A. Vượn cổ
B. Người tối cổ
C. Người tinh khôi giai đoạn đầu
D. Người tinh khôn giai đoạn đá mới
Đáp án: B
Câu 3. Đồ đá cũ sơ kì gắn liền với
A. Vượn cổ
B. Người tối cổ
C. Người tinh khôn
D. Đá mới
Đáp án: B
Câu 4. Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy
A. Cùng nhau tìm kiếm thức ăn
B. Hợp tác lao động
C. Sự công bằng bình đẳng
D. Những người có chức phận, người cao tuổi được hưởng phần nhiều sản phẩm làm ra
Đáp án: D
Câu 6. Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tư hữu là
A. Một số người có chức phận đã chiếm đoạt của chung làm của riêng
B. Sự xuất hiện gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc
C. Sự xuất hiện công cụ kim loại
D. Sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên
Đáp án: A
Câu 7. Con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh khi
A. Khi biết tạo ra lửa
B. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc
C. Con người biết thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo thơ ca
D. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước
Đáp án: D
Câu 8. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện ở
A. Ai Cập, Lưỡng Hà
B. Ấn Độ, Trung Quốc
C. Hi Lạp, Rôma
D. Gồm cả A, B và C
Đáp án: A
Câu 9. ở các quốc gia phương Đông, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo
A. Thủ công nghiệp
B. Thương nghiệp
C. Nông nghiệp
D. Chăn nuôi
Đáp án: C
Câu 10. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn?
A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo ra được sản phẩm thừa thường xuyên dù trình độ kĩ thuật còn thấp
C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại
D. Dân cư sớm tập trung đông đúc
Đáp án: B
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: