Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 2: tri thức lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức
Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
A. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
B. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
C. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.
Đáp án đúng là: A
Lịch sử cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại. (SGK - Trang 16)
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?
A. Gửi gắm trong sử thi.
B. Khắc họa trên vách đá.
C. Thực hành nghi lễ truyền thống.
D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Đáp án đúng là:D
- Từ thuở xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời, họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống, tri thức, khát vọng,… bằng nhiều hình thức khác nhau như khắc họa trên vách đá, đồ vật; gửi gắm trong sử thi; thực hành nghi lễ; lập gia phả; về sau còn có các ghi chép lịch sử, thư tịch và công trình nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 15)
Câu 3. Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.
Đáp án đúng là:B
Chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử vì những nguyên nhân sau:
- Lịch sử cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về quá khứ của chính mình và xã hội loài người. Nhờ đó, chúng ta biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
- Hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc. (SGK - Trang 16).
Câu 4. “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)
Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?
A. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
B. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc.
C. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại.
D. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai.
Đáp án đúng là:C
Căn cứ vào cụm từ khóa “đều dùng làm gương răn cho đời sau”, có thể khẳng định nhận định trên đề cập đến ý nghĩa giúp con người đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ của tri thức lịch sử.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.
B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.
C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.
D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.
Đáp án đúng là:A
Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần hiểu biết và vận dụng tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng trong tương lai.
- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn, do đó cần tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung và làm giàu tri thức lịch sử.
- Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị lịch sử để tránh được những sai lầm trong quá khứ.
- Hiểu biết về lịch sử dân tộc và các cuộc gia trên thế giới giúp cho quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng, đồng thời góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc.
- Đem lại cho con người những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. (SGK - Trang 17)
Câu 6. Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
Đáp án đúng là: B
- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội; tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,...
Câu 7. Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là
A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.
Đáp án đúng là:A
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
A. Đọc sách lịch sử.
B. Tham quan di tích lịch sử.
C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.
Đáp án đúng là:C
Có nhiều hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử như tham quan các bảo tàng, khu tưởng niệm, các di tích, đọc sách, truyện, xem phim lịch sử, nghe các bài hát lịch sử,... (SGK - Trang 18)
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.
B. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
C. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.
D. Định hướng phát triển của trường trong tương lai.
Đáp án đúng là:D
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, do đó, định hướng phát triển của trường trong tương lai không phải là lịch sử của ngôi trường mà em đang học.
Câu 10. “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử.
B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học.
C. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học.
D. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử.
Đáp án đúng là:D
“Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm sai, vì tất cả mọi người, không phân giai cấp, tầng lớp, giới tính, tuổi tác, đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử. Chúng ta cần phải học tập lịch sử suốt đời.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
A. Giúp con người sáng tạo lịch sử cho phù hợp với xã hội hiện tại.
B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ xã hội loài người.
C. Giúp con người biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình.
D. Góp phần tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng.
Đáp án đúng là:A
Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người:
- Cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Từ đó giúp con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
- Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. (SGK - Trang 16).
Câu 12. Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.
B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.
Đáp án đúng là:C
Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về lịch sử thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.
Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ.
Dựa vào hai khái niệm trên, có thể khẳng định phương án “Là những hiểu biết của con người về quá khứ” là điểm tương đồng giữa nhận thức lịch sử và tri thức lịch sử.
Câu 13. Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?
A. Rộng lớn và đang dạng.
B. Không bao giờ biến đổi.
C. Chỉ mang tính chủ quan.
D. Chỉ mang tính khách quan.
Đáp án đúng là:A
Đặc điểm của tri thức lịch sử:
- Rất rộng lớn và đa dạng.
- Biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,...
- Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan của con người.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
B. Tri thức về lịch sử phát triển không ngừng.
C. Giúp con người sáng tạo ra hiện thực lịch sử.
D. Giúp mở rộng và làm giàu tri thức lịch sử.
Đáp án đúng là:C
Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:
- Giúp con người vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
- Góp phần tìm hiểu, giải thích những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử, làm giàu tri thức lịch sử.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khám phá lịch sử giúp con người biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ta những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm,…
- Hiểu biết lịch sử và văn hóa của các dân tộc giúp hội nhập thành công, góp phần tôn trọng giá trị văn hóa của các nước, tôn vinh, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
- Đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. (SGK - Trang 17).
Câu 15. Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?
A. Thương ngày nắng về.
B. Hương vị tình thân.
C. Hoa hồng trên ngực trái.
D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.
Đáp án đúng là:D
Bộ phim Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long có sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử. Bộ phim xoay quanh nhân vật Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn là người văn võ song toàn, đúng vào thời khắc đất nước gặp nguy nan, ông đã lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều Lý. Vào năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, chính thức mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam.
Trắc nghiệm Bài 2: tri thức lịch sử và cuộc sống - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:
“…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. Sử học.
B. Lịch sử.
C. Tri thức lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử.
Đáp án đúng là:C
Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. (SGK - Trang 9)
Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.
C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Đáp án đúng là:C
Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. (SGK - Trang 9)
Câu 3. Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?
A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.
C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.
D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.
Đáp án đúng là:A
Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. (SGK - Trang 9)
Câu 4. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?
A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.
B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.
D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.
Đáp án đúng là: B
Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người:
- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
- Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. (SGK - Trang 9)
Câu 5. Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Đáp án đúng là:D
Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người:
- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
- Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. (SGK - Trang 9)
Câu 6. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
Đáp án đúng là:A
Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ giúp con người tránh lặp lại những sai lầm của những thế hệ trước, đồng thời phát huy những giá trị tích cực mà các thế hệ trước để lại.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
Đáp án đúng là: D
Những lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời:
- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,... Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,...
- Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục. (SGK - Trang 10)
Câu 8. Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
Đáp án đúng là:A
Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,… (SGK - Trang 10)
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
Đáp án đúng là:C
Những lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời:
- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,... Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,...
- Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục. (SGK - Trang 10)
Quá khứ xã hội loài người đã đi qua, con người không thể tác động và thay đổi nó. Do đó, việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời không giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
Câu 10. Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?
A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.
B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.
C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.
D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.
Đáp án đúng là:B
Thu thập và xử lí tư liệu là những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Vì vậy, muốn tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác, cần tìm kiếm các nguồn sử liệu, bao gồm sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Dùng các nguồn thông tin, sử liệu thu thập được để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới làm giàu tri thức lịch sử cho nhân loại. (SGK - Trang 11)
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử?
A. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Xác định vấn đề.
B. Xác định vấn đề => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Sưu tầm sử liệu.
C. Xác định vấn đề => Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá.
D. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định vấn đề => Xác định, đánh giá.
Đáp án đúng là:C
Quy trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử:
- Bước 1: xác định vấn đề (xác định đối tượng nghiên cứu; lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập; đề xuất phương pháp thực hiện).
- Bước 2: Sưu tầm sử liệu.
- Bước 3: Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
- Bước 4: Xác định, đánh giá độ tin cậy, tính xác thực và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đã thu thập. (SGK - Trang 11)
Câu 12. Tri thức lịch sử có mấy dạng tồn tại?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Đáp án đúng là:B
Tri thức lịch sử có hai dạng tồn tại:
- Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức.
- Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân. (SGK - Trang 11)
Câu 13. Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là
A. nguồn sử liệu.
B. quan điểm lịch sử.
C. nhận thức lịch sử.
D. hiện thực lịch sử.
Đáp án đúng là: A
Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là nguồn sử liệu. Vì hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người, nên để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp đòi hỏi phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó mới giải thích và đánh giá sự kiện. (SGK - Trang 11)
Câu 14. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?
A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.
B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.
C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.
D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.
Đáp án đúng là:A
Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian. Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ. Do đó, tri thức lịch sử và bài học lịch sử chính là cơ sở để con người nhìn nhận rõ hơn về cuộc sống hiện tại.
Câu 15. Các nguồn sử liệu thường được lưu giữ tập trung ở
A. công viên.
B. trường học.
C. bệnh viện.
D. bảo tàng.
Đáp án đúng là:D
Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử. Dù những con người làm nên lịch sử đã mất đi, nhưng họ đã để lại quá khứ giúp cho con người hiện tại tiếp tục làm nên lịch sử và hướng tới tương lai. (SGK - Trang 12)
Lưu trữ:
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy(sách cũ)
Câu 1: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. Làng bản.
B. Công xã.
C. Thị tộc.
D. Bộ lạc.
Đáp án: C
Câu 2: Thị tộc được hình thành
A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
Đáp án: B
Câu 3: Thị tộc thời nguyên thủy là
A. Nhóm người cùng chung dòng máu, gồm hai,ba thế hệ, xuất hiện ở giai đoạn Người tinh khôn.
B. Nhóm người từ thòi nguyên thuỷ sống cạnh nhau, có nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
C. Nhóm người cùng nhau sinh sống trên một vùng đất từ thời nguyên thủy.
D. Nhóm người hơp tác lao động, xuất hiện từ thời nguyên thủy.
Đáp án: A
Câu 4:Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là
A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.
B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
C. Có quanh hệ gắn bó với nhau.
D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.
Đáp án: D
Câu 5: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là
A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.
B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.
C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.
D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.
Đáp án: A
Câu 6: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?
A. Chia đều.
B. Chia theo năng suất lao động.
C. Chia theo địa vị.
D. Chia theo tuổi tác.
Đáp án: A
Câu 7: lý do chính khiến người nguyên thủy phải hợp tác lao động với nhau là
A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật”để kiếm sống.
D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau
Đáp án: B
Câu 8. Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”vì
A. Mọi người sống trong cộng đồng
B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.
D. Đó là quy định của các thị tộc.
Đáp án: B
Câu 9. Ý nào không mô tả đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy?
A. Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung.
B. Mọi của cải đều là của chung.
C. Công bằng, bình đẳng.
D. Sinh sống theo bầy đàn.
Đáp án: D
Câu 10. Một loại hình công cụ mới được phát minh khi con người bước vào giai đoạn thị tộc là
A. Rìu đá ghè đẽo.
B. Rìu đá mài lưỡi.
C. Công cụ bằng xương, sừng.
D. Công cụ bằng đồng.
Đáp án: D
Câu 11. Loại công cụ này xuất hiện sớm nhất bằng cách nay khoảng
A. 8000 năm B. 5500 năm
C. 4000 năm D. 3000 năm
Đáp án: B
Câu 12. Cư dân biết sử dụng công cụ này sớm nhất là ở
A. Ấn Độ.
B. Lưỡng Hà.
C. Tây Á và Ai Cập.
D. Trung Quốc
Đáp án: C
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: