Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức

Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?

A. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.

B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.

C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.

D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 2. Nội dung nào sau đây là mục đích của các nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử?

A. Chứng minh tính xác thực của các nguồn tư liệu lịch sử.

B. Hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.

C. Chứng tỏ mối quan hệ giữa các ngành khoa học với đời sống.

D. Chứng minh quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Câu 3. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.

B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.

C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.

D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 4. Ngành nào sau đây là thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn?

A. Vật lí học.

B. Sinh học.

C. Toán học.

D. Văn học.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên ngành của các ngành khoa học.

C. Là nguồn cảm hứng đưa tới sự ra đời của các công trình khoa học.

D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học?

A. Giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.

B. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.

C. Là nguồn gốc của những nhận thức lịch sử của con người.

D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.

B. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.

C. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.

D. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội.

Câu 8. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm

A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.

B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.

C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.

D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.

Câu 9. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này

A. luôn tách biệt với hoạt động của con người.

B. góp phần dự đoán tương lai của loài người.

C. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.

D. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ.

Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.

B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.

D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

A. Là nguồn sử liệu tin cậy của Sử học.

B. Dự báo sự kiện xảy ra trong tương lai.

C. Là nền tảng lưu giữ hiện thực lịch sử.

D. Phục vụ quá trình sưu tầm sử liệu.

Câu 12. Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.

B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.

C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.

D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.

Câu 13. Các ngành công nghệ số và viễn thám có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.

B. Tái hiện quá khứ một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.

C. Cung cấp phương pháp thống kê, đo đạc và tính toán số liệu lịch sử.

D. Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết, thu thập sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.

Câu 14. Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

B. Cung cấp thông tin về địa hình, khí hậu của các vùng miền.

C. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.

D. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.

Câu 15. Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?

A. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.

B. Mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại.

C. Chỉ có các ngành khoa học tác động đến Sử học.

D. Chỉ có Sử học tác động lên các ngành khoa học.

Trắc nghiệm Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?

A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.

B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ.

C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người.

D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 2. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì

A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.

B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.

C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.

D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?

A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.

B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.

C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.

D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.

Câu 4. Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là

A. các hành tinh.

B. các sinh vật trên Trái Đất.

C. xã hội loài người.

D. các hiện tượng tự nhiên.

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?

A. Cung cấp tri thức về sự hình thành và phát triển của các ngành.

B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên môn của các ngành khoa học.

C. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?

A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.

B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.

C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.

D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.

Câu 7. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?

A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.

B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.

C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?

A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.

B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.

C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.

D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?

A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.

B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.

C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.

D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.

Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.

B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.

C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.

D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

A. Là nơi lưu giữ những tri thức lịch sử của xã hội loài người.

B. Là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu lịch sử.

C. Giúp nhà sử học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu về quá khứ.

D. Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại.

B. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.

C. Chỉ Sử học tác động lên các ngành khoa học.

D. Chỉ các ngành khoa học tác động đến Sử học.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Phục dựng lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

B. Cung cấp thông tin phục vụ cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

C. Là thước đo giá trị thực tế của mọi phát minh khoa học và công nghệ.

D. Giúp các ngành xác định đúng vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

A. Cung cấp tri thức, kĩ thuật phục vụ cho nghiên cứu lịch sử.

B. Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.

C. Góp phần làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển của xã hội.

D. Cung cấp các quan điểm, nhận định về quá khứ xã hội loài người.

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mục đích của nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử?

A. Tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về quá khứ của loài người.

B. Chứng minh tính xác thực và khoa học của các nguồn tư liệu lịch sử.

C. Chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa khoa học với đời sống xã hội.

D. Xác định mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Lưu trữ:


Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông(sách cũ)

Câu 1. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

B. Vùng ven biển Địa Trung Hải.

C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

Câu 3. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN.

C. Cách đây khoảng 4000 năm.

D. Cách đây khoảng 3000 năm.

Câu 4. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.

D. Gồm tất các nguyên nhân trên.

Câu 5. Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đá.

B. Đồng.

C. Đồng thau, kể cả đá, tre, gỗ.

D. Sắt.

Câu 6. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi.

B. Thương nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Nông nghiệp và những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Câu 7. Cư dân cổ đại phương Đong vẫn lấy nghề gốc là

A. Nghề nông.

B. Chăn nuôi gia súc.

C. Buôn bán.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 8. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc

A. Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.

B. Chăn nuôi đại gia súc.

C. Buôn bán đường biển.

D. Sản xuất thủ công nghiệp.

Câu 9. Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?

A. Ai Cập (Bắc Phi).

B. Lưỡng Hà (Tây Á).

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Câu 10. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Trung Quốc; 3. Ai Cập; 3. Ấn Độ; 4. Lưỡng Hà.

A. 1,3,4,3.

B. 3,4,3,1.

C. 3,4,1,3.

D. 3,3,4,1.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: