200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (có lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Lịch sử 10 giúp bạn học tốt môn Lịch sử hơn.

200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có lời giải

Câu 1:

Quốc hiệu Đại Cồ Việt được đặt vào năm nào?

A. Năm 939

B. Năm 965

C. Năm 968

D. Năm 980

Xem lời giải »


Câu 2:

Trấn là đơn vị hành chính được đặt ra đầu tiên dưới triều đại nào?

A. Tiền Lê

B. Lý

C. Trần

D. Hồ

Xem lời giải »


Câu 3:

Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua

A. Lý Thái Tổ

B. Lê Thái Tổ

C. Trần Thánh Tông

D. Lê Thánh Tông

Xem lời giải »


Câu 4:

Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm

A. sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ

B. hai ban: Văn ban và Võ ban

C. ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

Xem lời giải »


Câu 5:

Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế

A. dân chủ chủ nô

B. cộng hòa đại nghị

C. quân chủ lập hiến

D. quân chủ chuyên chế

Xem lời giải »


Câu 6:

Thể chế quân chủ chuyên chế là thể chế

A. do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia

B. do vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước

C. có quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp 

D. tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự

Xem lời giải »


Câu 7:

Nước ta bắt đầu đặt quan hệ với Champa để củng cố các vùng biên giới của đất nước từ

A. triều Trần – Trần Thái Tông

B. triều Tiền Lê – Lê Đại Hành

C. triều Đinh – Đinh Tiên Hoàng

D. triều Lý – Lý Thái Tổ

Xem lời giải »


Câu 8:

Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Thánh Tông

D. Lý Nhân Tông

Xem lời giải »


Câu 9:

Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật

B. Quốc triều hình luật

C. Hình thư

D. Hoàng Việt luật lệ

Xem lời giải »


Câu 10:

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?

A. Triều Lý

B. Triều Trần

C. Triều Lê sơ

D. Triều Nguyễn

Xem lời giải »


Câu 11:

Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam thế kỉ X - XV?

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Quốc triều hình luật

D. Hoàng Việt luật lệ

Xem lời giải »


Câu 12:

Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

Xem lời giải »


Câu 13:

Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội được tổ chức thành

A. hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước

B. ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ quý tộc, địa chủ

C. hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành và quân chính quy bảo vệ đất nước

D. một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước

Xem lời giải »


Câu 14:

Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo chế độ

A. ngụ binh ư nông

B. nghĩa vụ quân sự

C. lao dịch

D. trưng binh

Xem lời giải »


Câu 15:

Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là

A. Đinh Bộ Lĩnh

B. Đinh Công Trứ

C. Đinh Điền

D. Ngô Xương Ngập

Xem lời giải »


Câu 16:

Người xưng Vương, xây dựng chính quyền mới và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) năm 939 là

A. Ngô Quyền

B. Đinh Tiên Hoàng

C. Lê Hoàn

D. Lý Công Uẩn

Xem lời giải »


Câu 17:

Người lên ngôi Hoàng đế năm 968 và lập ra triều Đinh là

A. Ngô Quyền

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Đinh Liễn

D. Lê Hoàn

Xem lời giải »


Câu 18:

Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là

A. Ngô Quyền

B. Đinh Tiên Hoàng

C. Lê Hoàn

D. Lý Công Uẩn

Xem lời giải »


Câu 19:

Vị vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư là

A. Ngô Quyền

B. Đinh Tiên Hoàng

C. Lê Hoàn

D. Lý Công Uẩn

Xem lời giải »


Câu 20:

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, triều đại có tới hai vị vua trị vì đất nước cùng lúc là

A. nhà Trần

B. nhà Lê

C. nhà Đinh

D. nhà Lý

Xem lời giải »


Câu 21:

Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

A. Hương Khê

B. Bãi Sậy

C. Lam Sơn

D. Tây Sơn

Xem lời giải »


Câu 22:

Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thánh Tông

C. Lê Nhân Tông

D. Lê Thái Tông

Xem lời giải »


Câu 23:

Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?

A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã

B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã

C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã

D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp

Xem lời giải »


Câu 24:

Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời Lê sơ là

A. giáo dục thi cử

B. kế thừa ông cha

C. tiến cử

D. bảo cử

Xem lời giải »


Câu 25:

Nội dung nào không phản ánh đúng hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV?

A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước

B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc

C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị

D. Chăm lo đến đời sống nhân dân

Xem lời giải »


Câu 26:

Nội dung nào không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV?

A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ

B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng

C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng

D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng tổ chức kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

Xem lời giải »


Câu 1:

Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện khiến nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất

B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam

C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất

D. Nhân dân cả nước phấn khởi sản xuất

Xem lời giải »


Câu 2:

Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) bắt đầu được thực hiện từ triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Trần

C. Nhà Hồ

D. Nhà Lê sơ

Xem lời giải »


Câu 3:

“Hà đê sứ” là chức quan của nhà Trần đặt ra để

A. quan sát nhân dân đắp đê

B. trông coi việc sửa chữa, đắp đê

C. hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai

D. mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai

Xem lời giải »


Câu 4:

“Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã bắt đầu được thực hiện dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Tiền Lê

C. Nhà Trần

D. Nhà Lê sơ

Xem lời giải »


Câu 5:

Trong các thế kỉ X – XV, các triều đại nào có những chính sách cụ thể để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

A. Đinh – Tiền Lê

B. Lý – Trần

C. Lê sơ

D. Lý, Trần, Lê sơ

Xem lời giải »


Câu 6:

Biểu hiện phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A. sự ra đời của đô thị Thăng Long

B. hệ thống chợ làng phát triển

C. sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

D. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Xem lời giải »


Câu 7:

Thế kỉ X – XV, ở miền Bắc nước ta đã hình thành các làng nghề thủ công truyền thống như

A. Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu

B. Bát Tràng, Đông Hồ, Chu Đậu

C. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu

D. Thổ Hà, Vạn Phúc

Xem lời giải »


Câu 8:

Nghề nào không phải là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt?

A. Nghề đúc đồng

B. Nghề rèn sắt

C. Nghề làm đồ gốm, ươm tơ, dệt lụa

D. Nghề khắc in bản gỗ, làm đồng hồ

Xem lời giải »


Câu 9:

Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là

A. đồn điền

B. quan xưởng

C. quân xưởng

D. công xưởng

Xem lời giải »


Câu 10:

Nội dung nào không phản ánh chính xác mục đích của các triều đại phong kiến khi thành lập các quan xưởng để tập trung các thợ giỏi trong nước?

A. Chuyên lo việc đúc tiền lưu thông trong cả nước

B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội

C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc

D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán

Xem lời giải »


Câu 11:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A. đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp

B. nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề

C. nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài

D. nhu cầu trong nước ngày càng tăng

Xem lời giải »


Câu 12:

Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là

A. Phố Hiến

B. Thanh Hà

C. Hội An

D. Thăng Long

Xem lời giải »


Câu 13:

Trong các thế kỉ X – XV, việc buôn bán trong nước diễn ra chủ yếu ở

A. các bến cảng Vân Đồn, Lạch Trường

B. các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa

C. các làng nghề thủ công

D. vùng biên giới Việt – Trung

Xem lời giải »


Câu 14:

Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) - bến cảng phục vụ cho thuyền buôn nước ngoài vào nước ta trao đổi hàng hóa -- được xây dựng dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Tiền Lê

C. Nhà Lê sơ

D. Nhà Trần

Xem lời giải »


Câu 15:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là

A. các chính sách khuyến khích thương nghiệp của nhà nước phong kiến

B. hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài

C. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất

D. nhà nước cho xây dựng các bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài

Xem lời giải »


Câu 16:

“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn” là câu ca dân gian nói về thời

A. Tiền Lê

B. Lý – Trần

C. Hồ

D. Lê sơ

Xem lời giải »


Câu 17:

Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu là

A. Hồ Nguyên Trừng

B. Trần Hưng Đạo

C. Hồ Quý Ly

D. Lê Thánh Tông

Xem lời giải »


......................................................................

......................................................................

......................................................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 có lời giải hay khác: