Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34 có đáp án năm 2021
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34 có đáp án năm 2021
Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 11.
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Câu 1: Sinh trưởng ở thực vật là
A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá
D. Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào
Lời giải:
Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sinh trưởng ở thực vật là
A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.
B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô
C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô
D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào
Lời giải:
Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là:
A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh
D. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
Lời giải:
Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:
A. Kích thước tế bào tăng lên
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
D. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.
Lời giải:
Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Mô phân sinh là:
A. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá
B. duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây
C. có khả năng sinh trưởng và phát triển
D. Cả A và B
Lời giải:
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Mô phân sinh ở thực vật là
A. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế
B. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
C. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân
D. Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng
Lời giải:
Mô phân sinh ở thực vật là một nhóm các tế bào chưa phân hóa có khả năng nguyên phân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Cho các bộ phận sau:
1. Đỉnh rễ 4. Chồi đỉnh
2. Thân 5. Hoa
3. Chồi nách 6. Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3)
B. (2), (3) và (4)
C. (3), (4) và (5)
D. (2), (5) và (6)
Lời giải:
Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh của thân và rễ, không có ở (2), (5) và (6)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở thân
B. Ở chồi nách
C. Ở đỉnh rễ
D. Ở chồi đỉnh
Lời giải:
Mô phân sinh đỉnh không có ở thân, Mô phân sinh đỉnh chỉ có ở đầu rễ, đầu ngọn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
Lời giải:
Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở
A. thân cây Một lá mầm
B. thân cây Hai lá mầm
C. cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm
D. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
Lời giải:
Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên→ mô phân sinh lóng→ mô phân sinh đỉnh rễ
C. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ
D. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
Lời giải:
Mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Thư tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:
A. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ
Lời giải:
Mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Thế nào là sinh trưởng sơ cấp
A. Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt
B. Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào
C. Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
D. Là quá trình cây phân chia lớn lên
Lời giải:
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Lời giải:
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Lời giải:
Ở sinh trưởng sơ cấp không có hoạt động của tầng sinh bần, đây là hoạt động diễn ra ở sinh trưởng thứ cấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Nhận định nào dưới đây về sinh sản sơ cấp ở thực vật là không đúng:
A. Làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh bên
B. Được thấy ở đa số cây một lá mầm
C. Các bó mạch trong thân xếp lộn xộn do thân thường có kích thước bé
D. Thời gian sống ngắn
Lời giải:
Nhận định sai là A,
Sinh trưởng sơ cấp là nhờ sự phân chia ở mô phân sinh đỉnh, sự phân chia ở mô phân sinh bên là sinh trưởng thứ cấp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:
A.mô phân sinh đỉnh
B. mô phân sinh bên
C. tùy từng loài
D. ngẫu nhiên
Lời giải:
Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động mô phân sinh bên
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Sinh trưởng thứ cấp là
A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
Lời giải:
Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh bên.
Lời giải:
Ở sinh trưởng thứ cấp không diễn ra ở cây một lá mầm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp
A. Làm cho cây to ra theo chiều ngang
B. Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh
C. Làm cho cây ra hoa, tạo quả
D. Tất cả các biểu hiện trên
Lời giải:
Sinh trưởng thứ cấp làm cho thân to ra do sự phân chia của mô phân sinh bên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
B. Ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C. Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D. Cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp
Lời giải:
Phát biểu đúng là C.
Ý A sai vì cây Một lá mầm thường chỉ có sinh trưởng sơ cấp
Ý B sai vì ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng sơ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp.
Ý D sai vì Cây Một lá mầm có sinh trưởng sơ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở
A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm
B. chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm
C. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm
Lời giải:
Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào ?
A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
B. Gỗ và mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Lời giải:
Trong sinh trưởng sơ cấp, mạch rây phân bố ngoài tầng sinh mạch còn mạch gỗ nằm trong tầng sinh mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Hoạt động của tầng sinh trụ sẽ tạo ra cấu tạo thứ cấp của thân từ ngoài vào gồm:
A. Mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh trụ, gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp
B. Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh trụ,mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
C. Gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp, tầng sinh trụ, mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
D. Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Lời giải:
Hoạt động của tầng sinh trụ (tầng sinh mạch) tạo ra mạch rây thứ cấp ở phía ngoài và mạch gỗ thứ cấp ở bên trong.
Như vậy từ ngoài vào gồm Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?
A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
Lời giải:
Cả gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu ?
A. Tầng sinh bần
B. Mạch rây sơ cấp
C. Tầng sinh mạch
D. Mạch rây thứ cấp
Lời giải:
Ngoài cùng của cây thân gỗ là bần.
Bần được sinh ra từ tầng sinh bần
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Tầng sinh bần có khả năng phân chia liên tục tạo một lớp ở phía ngoài của vỏ có tác dụng bảo vệ thân và chống sự mất nước. Lớp này được gọi là
A. Bần
B. Ròng
C. Dác
D. Mạch rây.
Lời giải:
Ngoài cùng của cây thân gỗ là bần.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Xem hình dưới đây và cho biết chú thích nào đúng ?
A. 1 - tầng phân sinh bên, 2- gỗ dác, 3- mạch rây thứ cấp; 4 – tầng sinh bần; 5- bần; 6 – gỗ lõi
B. 1- gỗ dác, 2 – tầng phân sinh bên, 3- mạch rây thứ cấp; 4 – tầng sinh bần; 5- bần; 6 – gỗ lõi
C. 1- gỗ dác, 2- mạch rây thứ cấp; 3 – tầng phân sinh bên, 4 – tầng sinh bần; 5- bần; 6 – gỗ lõi
D. 1 – bần; 2 – tầng sinh bần; 3 – mạch rây thứ cấp; 4 – tầng phân sinh bên, 5 – gỗ dác; 6 – gỗ lõi
Lời giải:
Từ ngoài vào trong ta có
1 – bần; 2 – tầng sinh bần; 3 – mạch rây thứ cấp; 4 – tầng phân sinh bên, 5 – gỗ dác; 6 – gỗ lõi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
B. Bần → tầng sinh bần →mạch rây thứ cấp → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp → tuỷ.
D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
Lời giải:
Cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp ta có thể nhận thấy sự phân bố của các lớp: Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm ?
A. Đặc điểm di truyền và ánh sáng
B. Đặc điểm di truyền, ánh sáng và nhiệt độ
C. Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
D. Nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng
Lời giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm ?
A. Nhân tố bên trong
B. Ánh sáng và nhiệt độ
C. Nhân tố bên ngoài
D. Cả A và C
Lời giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?
A. Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ
B. Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài
C. Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ
D. Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ
Lời giải:
Vòng tuổi của cây, chính là những vòng tròn tạo ra mỗi năm trong thân cây. Theo lý, thì mỗi năm là một vòng, vì vậy căn cứ vào số vòng tròn đếm được, ta có thể dễ dàng biết được tuổi của một cây. Thế nhưng, cũng có một số cây, như cam quýt, thì vòng tuổi lại không phù hợp với quy luật này, vì vậy mỗi năm chúng có thể sinh trưởng ba lần một cách nhịp nhàng, hình thành ba vòng, vì vậy gọi là “vòng tuổi giả”.
Vòng tuổi có thể coi là bản ghi chép đáng tin cậy của tuổi cây.
Tuy nhiên, vòng tuổi không phải là pháp bảo duy nhất để biết tuổi của cây, bởi vì không phải tuổi của tất cả các loại cây đều có thể dùng biện pháp đếm vòng tuổi để phán đoán, chỉ có những cây ở vùng ôn đới thì vòng tuổi mới rõ ràng, còn những cây ở vùng nhiệt đới, do sự thay đổi khí hậu theo mùa không rõ ràng, nên những tế bào mà tầng hình thành tạo ra cũng không có gì khác biệt, cho nên vòng tuổi cũng không rõ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?
A. Làm cho thân cây dài và to ra
B. Làm cho rễ dài và to ra
C. Làm cho thân và rễ cây dài ra
D. Làm cho thân cây, cành cây to ra
Lời giải:
Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34: Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là
A. làm cho rễ cây dài ra
B. làm cho thân cây dài ra
C. làm cho cây nhanh ra hoa
D. làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp)
Lời giải:
Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp).
Đáp án cần chọn là: D