Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 3. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí - Chân trời sáng tạo
Câu 1: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
B. Diện tích có đơn vị đo là .
C. Thể tích có đơn vị đo là .
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng ví dụ như:
- Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
- Diện tích có đơn vị đo là .
- Thể tích có đơn vị đo là .
Câu 2: Đơn vị nào sau đây thuộc hệ SI?
A. kilogam (kg).
B. giây (s).
C. mét (m)
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Các đơn vị thuộc hệ SI:
- kilogam (kg).
- giây (s).
- mét (m).
- kelvin ( K).
- ampe (A).
- mol (mol).
- candela (cd).
Câu 3: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?
A. giây (s).
B. giờ (h).
C. phút (min ).
D. một trong ba đơn vị giây (s),giờ (h), hoặc phút (min ).
Đáp án đúng là: A.
Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là giây (s).
Câu 4: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của một đại lượng là:
A. quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.
B. công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.
C. là đơn vị của đại lượng ấy trong hệ SI.
D. cả A và B đều đúng.
Đáp án đúng là: D.
Thứ nguyên của một đại lượng là: quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản. Hoặc ta có thể hiểu thứ nguyên là công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.
Câu 5: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của vận tốc là:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án đúng là: A.
Thứ nguyên của vận tốc là .
Câu 6: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của khối lượng riêng là
A. .
B. .
C.
D. .
Đáp án đúng là: A.
Thứ nguyên của khối lượng riêng là
Câu 7: Chọn câu đúng. Phép đo trực tiếp là:
A. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.
B. phép so sánh đại lượng vật lí cần đo với đại lượng cùng loại trực tiếp thông qua dụng cụ đo.
C. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng đo trực tiếp.
D. cả A và B.
Đáp án đúng là: D.
A - đúng.
B - đúng.
C - sai.
Câu 8: Chọn đáp án đúng?
A. Sai số hệ thống là sai số có tính qui luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo làm cho giá trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất định só với giá trị thực.
B. Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài, thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.
C. Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo, ngoài ra sai số hệ thống còn xuất phát từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D.
A- đúng.
B- đúng.
C- đúng.
Câu 9: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A. .
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: A.
Khi tiến hành đo đạc giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng: trong đó là sai số tuyệt đối của phép đo, là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần.
Câu 10: Chọn đáp án đúng
A. Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
B. Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo, được xác định bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
C. Công thức sai số tương đối là
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D.
- Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
- Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo, được xác định bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo
- Công thức sai số tương đối là
Trắc nghiệm Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian - Cánh diều
Câu 1: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô là
A. – 3 m/s2.
B. 3 m/s2.
C. – 6 m/s2.
D. 6 m/s2.
Đáp án đúng là: B
Ban đầu ô tô đứng yên nên vận tốc lúc đầu có độ lớn bằng 0 m/s.
Gia tốc của ô tô:
Độ lớn gia tốc của ô tô là: a = 3 m/s2.
Câu 2: Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Độ lớn của gia tốc.
A. – 0,6 m/s2.
B. 23 m/s2.
C. 0,6 m/s2.
D. 11 m/s2.
Đáp án đúng là: C
Gia tốc của ô tô:
Độ lớn gia tốc của ô tô là: a = 0,6 m/s2.
Câu 3: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là
A. 5 m/s.
B. 10 m/s.
C. 15 m/s.
D. 20 m/s.
Đáp án đúng là: B
Vận động viên lúc đầu ở trạng thái đứng yên nên v0 = 0 m/s.
Sau 2 giây đầu tiên, vận động viên chạy với gia tốc 5 m/s2
Áp dụng công thức:
Thay số:
Vận tốc của vận động viên sau 2 giây là 10 m/s.
Câu 4: Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?
A. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
B. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
C. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
D. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
Đáp án đúng là: B
Đồ thị đang biểu diễn cho 1 chuyển động, đường thẳng biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian hướng lên trên chứng tỏ đồ thị có dốc dương và gia tốc không đổi.
Câu 5: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng là bao nhiêu?
A. 2 m/s2.
B. 3 m/s2.
C. - 3 m/s2.
D. - 2 m/s2.
Đáp án đúng là: D
Trong 15 giây cuối (tính từ thời điểm t = 15 s ứng với vận tốc 30 m/s đến thời điểm t = 30 s ứng với vận tốc 0 m/s).
Gia tốc của người đi xe máy trong 15 giây cuối:
Câu 6: Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động được ghi ở bảng số liệu dưới.
A. 45 m/s.
B. – 45 m/s.
C. – 12,5 m/s.
D. 12,5 m/s.
Đáp án đúng là: D
Độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên là:
Câu 7: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?
A. Gia tốc.
B. Độ dịch chuyển.
C. Quãng đường.
D. Vận tốc.
Đáp án đúng là: A
Gia tốc cho biết sự thay đổi của vận tốc trong chuyển động.
Câu 8: Đồ thị vận tốc – thời gian (hình 1.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30 s. Tính độ dịch chuyển của chuyển động trong 30 s bằng đồ thị.
A. 420 m.
B. 160 m.
C. 240 m.
D. 320 m.
Đáp án đúng là: A
Độ dịch chuyển bằng diện tích phần bên dưới đồ thị chính là diện tích hình thang ABCD:
Câu 9: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu?
A. 2,5 m/s2.
B. – 2,5 m/s2.
C. 0 m/s2.
D. 5 m/s2.
Đáp án đúng là: B
Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là:
Câu 10: Biểu thức gia tốc của một vật chuyển động thẳng có dạng tổng quát là
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: D
Biểu thức gia tốc có dạng:
Lưu trữ: trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều(sách cũ)
Câu 1: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 0,5a.t2 + v0t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:
A. Gia tốc
B. Quãng đường.
C. Vận tốc
D. Thời gian.
Chọn: A.
Vì v > 0, t > 0 nên trong công thức của s thì gia tốc có thể > 0 hoặc < 0.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
B. vận tốc là hằng số ; gia tốc thay đổi.
C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Chọn: B.
Vì a ≠ 0 và thay đổi theo thời gian nên vận tốc v phải thay đổi.
Câu 3: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:
A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
B. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
C. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
D. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Chọn: B.
Vì tăng tốc nên đây là chuyển động nhanh dần => tích a.v > 0.
Tức là vận tốc và gia tốc cùng dấu nhau.
Câu 4: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là
A. 4 m.
B. 3 m.
C. 2 m.
D. 1 m.
Chọn: B.
Chọn gốc thời gian (t = 0) là lúc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ. Gốc tọa độ là vị trí xe bắt đầu tăng tốc. Chiều (+) là chiều chuyển động.
Tại thời điểm t = 0, xe có: x0 = 0; v0 = 0; a = 2m/s2.
Suy ra phương trình chuyển động của xe là: x = 0,5.a.t2 = t2 (m)
Vì xe chỉ chuyển động nhanh dần theo 1 chiều nên quãng đường đi được trong giây thứ hai là:
S = x(2) – x(1) = 22 – 12 = 3 (m)
Câu 5: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là
A. 2,5 m.
B. 2 m.
C. 1,25 m.
D. 1 m.
Chọn: D.
Chọn gốc thời gian (t = 0) là lúc xe bắt đầu bị hãm phanh.
Gốc tọa độ là lúc xe bắt đầu bị hãm phanh. Chiều (+) là chiều chuyển động.
Tại thời điểm t = 0 xe có: v0 =36km/h = 10 m/s; x0 = 0.
Câu 6: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là
A. 25 m.
B. 50 m.
C. 75 m.
D. 100 m.
Chọn: A.
Xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h = 10m/s đến v2 = 54 km/h = 15m/s trong khoảng thời gian 2s nên gia tốc của xe là:
Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này được xác định từ hệ thức độc lập sau:
Câu 7: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là
A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 15 m/s.
D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Chọn: B.
Ta có:
Suy ra độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là: ∆v = a.∆t = 2.10 = 20m/s.
Câu 8: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là
A. 7 m/s.
B. 5 m/s.
C. 6 m/s.
D. 7,6 m/s.
Chọn: D.
Gọi quãng đường AB là S (m).
Sử dụng hệ thức độc lập:
Áp dụng trên hai đoạn đường AB = S và đoạn đường AI = S/2 (I là trung điểm của AB và tại I xe có vận tốc là vI) ta được:
Câu 9: Một chiếc xe đua được tăng tốc với gia tốc không đổi từ 10 m/s đến 30 m/s trên một đoạn đường thẳng dài 50 m. Thời gian xe chạy trong sự tăng tốc này là
A. 2 s.
B. 2,5 s.
C. 3 s.
D. 5 s.
Chọn: B.
Sử dụng hệ thức độc lập: v22 - v12 = 2aS ⇒
Mặt khác:
Câu 10: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là
A. 12,5 m.
B. 7,5 m.
C. 8 m.
D. 10 m.
Chọn: D.
Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là:
Câu 11: Một chiếc xe chạy trên đường thẳng với vận tốc ban đầu là 12 m/s và gia tốc không đổi là 3 m/s2 trong thời gian 2 s. Quãng đường xe chạy được trong khoảng thời gian này là
A. 30 m.
B. 36 m.
C. 24 m.
D. 18 m.
Chọn: A.
Vận tốc của xe sau 2s là: v = v0 + at = 12 + 3.2 = 18 m/s.
Quãng đường xe chạy được trong khoảng thời gian này là:
Câu 12: Một chiếc xe chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Xe chạy được một đoạn đường S mất khoảng thời gian là 10 s. Thời gian xe chạy được 1/4 đoạn đường đầu là
A. 2,5 s.
B. 5 s.
C. 7,5 s.
D. 8 s.
Chọn: B.
Xe chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ (v0 = 0) nên quãng đường đi được của xe sau thời gian t1 = 10 s là:
Câu 13: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
A. 1 s.
B. 3 s.
C. 5 s.
D. 7 s.
Chọn: C.
Quãng đường mà vật nhỏ trượt được trên dốc sau 10s được xác định từ hệ thức độc lập:
Vận tốc khi bắt đầu trượt ¼ quãng đường cuối (S1 = S/4) là v1.
Ta có:
Mặt khác:
Câu 14: Một hòn bi bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài L = 1 m với vo = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là
A. 10 m/s.
B. 8 m/s.
C. 5 m/s.
D. 4 m/s.
Chọn: D.
Quãng đường hòn bi lăn được sau thời gian t = 0,5s là S = L = 0,5.a.t2 = 1 m.
Suy ra gia tốc của hòn bi: a = 2L/t2 = 8m/s2.
Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là: v = v0 + a.t = 0 + 8.0,5 = 4 m/s.
Câu 15: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t - 2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc
B. Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m.
C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Chọn: D.
Ta có: x = 8 – 0,5(t - 2)2 + t = 10 + (t – 2) – 0,5.(t – 2)2
Đối chiếu với phương trình chuyển động tổng quát của chuyển động biến đổi đều:
x = x0 + v0(t – t0) + 0,5a.(t – t0)2
ta thu được: x0 = 10 m, t0 = 2s; a = -1 m/s2; v0 = 1 (m/s).
Tại thời điểm t = t0 = 2s thì x = x0 = 10 m.
Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 = 0 s đến t2 = 3 s là:
Biểu thức vận tốc của vật là: v = v0 + a.(t – t0) = 1 – 1.(t – 2) = 3 – t (m/s)
=> lúc t = 3 s, v = 0 m/s, vật dừng lại và sau đó đổi chiều chuyển động.
Suy ra trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s vật chưa đổi chiều chuyển động nên quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian này là:
s = |x(3) – x(1)| = 10,5 - 8,5 = 2m.
Câu 16: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là
A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.
B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.
C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.
D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Chọn: C.
Gia tốc của xe là:
Vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là: v’ = v0 + at’ = 15 + 0,5.20 = 25 m/s.
Câu 17: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là
A. 26 m.
B. 16 m.
C. 34 m.
D. 49 m.
Chọn: C.
Phương trình vận tốc là v = 10 – 2t = v0 + a.t
Suy ra: a = -2 m/s2, v0 = 10 m/s => xe chuyển động chậm dần đều.
Xe dừng lại khi v = 0 ⟺ 10 – 2t = 0 ⟺ t = 5s.
Sau 5 giây xe dừng lại và sau đó đổi chiều chuyển động.
Quảng đường đi được của xe trong 5 s đầu tiên là:
Sau 3 giây tiếp theo, xe chuyển động nhanh dần theo chiều âm, quãng đường đi được thêm là:
Tổng quãng đường đi được trong 8 s đầu tiên là: S1 + S2 = 34 m.
Từ đồ thị, sau t = 10 s, vận tốc giảm từ v0 = 5 m/s xuống v = 0
Quãng đường xe đạp đi được từ lúc hãm phanh cho đến lúc dừng lại là:
Câu 19: Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 40 km/h thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là
A. 20 km/h2.
B. 1000 m/s2.
C. 1000 km/h2.
D. 10 km/h2.
Chọn: C.
Ta có: v0 = 40 km/h, v = 60 km/h, S = 1km
Câu 20: Hình 3.2 diễn tả đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian (5 ÷ 10 s) là
A. 0,2 m/s2.
B. 0,4 m/s2.
C. 0,6 m/s2.
D. 0,8 m/s2.
Chọn: D.
Gia tốc của xe trong khoảng thời gian 5 đến 10 s là: