Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức
Câu 1: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
Đáp án đúng là: B.
Dòng điện một chiều có kí hiệu là DC hoặc dấu -.
Câu 2: AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
Đáp án đúng là: A.
Dòng điện xoay chiều có kí hiệu là AC hoặc dấu ~.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Đáp án đúng là: A.
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Câu 4: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Đáp án đúng là: A.
A - Đúng vì khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B - sai vì: dụng cụ phòng thí nghiệm có thể bị lỗi, hoặc hỏng.
C - sai vì: mỗi dụng cụ có chức năng khác nhau.
D - sai vì: ống thủy tinh có nhiều loại, có loại chịu được nhiệt độ cao, có loại không chịu được nhiệt độ cao.
Câu 5: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
A.đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Đáp án đúng là: B.
A - sai vì đây là các dụng cụ, hóa chất dễ cháy.
B - đúng vì đây là các dụng cụ dễ vỡ.
C - sai vì đây là các dụng cụ dễ hỏng.
D - sai vì đây là các dụng cụ hóa chất dễ cháy và dễ vỡ.
Câu 6: Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?
A. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
C. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án đúng là: D.
A- có hại cho mắt.
B- có thể gây bỏng.
C- có thể bị điện giật.
D- đúng.
Câu 7: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
B. Không có vấn đề gì xảy ra.
C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
D. Không hiện kết quả đo.
Đáp án đúng là: A.
Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy.
Câu 8: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Để các kẹp điện gần nhau.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
A- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
B- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
C- sai vì dễ bị bỏng.
D- đúng.
Câu 9: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?
A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.
Đáp án đúng là: A.
Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
Câu 10: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Đáp án đúng là: B.
A- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra.
B- đúng vì đây là kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm.
C- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện.
D- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo cấm.
Trắc nghiệm Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí - Chân trời sáng tạo
Câu 1: Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống:
- Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
- Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
- Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
Câu 2: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Đáp án đúng là: A.
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Câu 3: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
Đáp án đúng là: D.
A- sai vì dễ bị đứt dây gây ra điện giật.
B- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
C- sai vì dễ bị bỏng.
D- đúng.
Câu 4: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
- đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
- quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
- sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
Câu 5: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Đáp án đúng là: A.
Biển báo trên có ý nghĩa: Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
Câu 6: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C.
Biển báo trên có ý nghĩa: Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 7: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Đáp án đúng là: B.
Biển báo trên có ý nghĩa: Chất phóng xạ
Câu 8: Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
- nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
Câu 9: Chỉ ra những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
A. Thực hiện các qui định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
B. Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.
C. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
- Thực hiện các qui định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
- Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.
Câu 10: Chỉ ra những việc làm không đúng trong việc thực hiện các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
A. Tự ý vào phòng thực hành tiến hành thí nghiệm không cần sự cho phép của thầy cô giáo.
B. Ngửi nếm các hóa chất.
C. Ăn uống, nô nghịch trong phòng thí nghiệm.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Các hành động trong ba phương án A, B, C đều vi phạm quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
Trắc nghiệm Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp - Cánh diều
Câu 1: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào với nhau?
A. Độ dịch chuyển và thời gian.
B. Quãng đường và thời gian.
C. Độ dịch chuyển và vận tốc.
D. Quãng đường và vận tốc.
Đáp án đúng là: A
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
Câu 2: Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.
A. Vật chuyển động theo một chiều.
B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Đáp án đúng là: B
Ta nhận thấy đồ thị có đường gấp khúc, một đoạn có độ dốc dương đường thẳng hướng lên, một đoạn độ dốc âm nên đường thẳng hướng xuống.
Câu 3: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?
A. 340 m/s.
B. 4 m/s.
C. 1360 m/s.
D. 85 m/s.
Đáp án đúng là: D
Do xe chuyển động thẳng và đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Độ dốc của đường thẳng này cho biết tốc độ của xe:
Tốc độ = độ dốc = m/s
Câu 4: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của chuyển động là bao nhiêu?
A. 800 m.
B. 1000 m.
C. 200 m.
D. – 800 m.
Đáp án đúng là: A
Vật chuyển động từ thời điểm t = 0 ứng với độ dịch chuyển 0 m đến thời điểm t = 300 s ứng với độ dịch chuyển 800 m.
Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp = 800 – 0 = 800 m.
Câu 5: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?
A. .
B. 4 m/s.
C. – 4 m/s.
D.
Đáp án đúng là: B
Thời điểm đổi chiều của vật ứng với thời điểm 250 s và có độ dịch chuyển là 1000 m.
Tốc độ trước khi đổi chiều = độ dốc của đồ thị =
Câu 6: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành phần ngang là v2. Biết vận tốc v = 24 m/s; v1 = 17 m/s. Giá trị của v2 là
A. 24 m/s.
B. -16,9 m/s.
C. 16,9 m/s.
D. – 24 m/s.
Đáp án đúng là: C
là thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng hướng xuống.
là thành phần vận tốc theo phương nằm ngang.
là vận tốc khi hòn đá chạm mặt biển.
Từ sơ đồ, kết hợp kiến thức toán học trong tam giác vuông:
Câu 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Vận tốc của người trong 25 s đầu là bao nhiêu?
A. 2 m/s.
B. -2 m/s.
C. 4 m/s.
D. – 4 m/s.
Đáp án đúng là: A
Trong 25 s đầu, ta thấy người đó chuyển động thẳng từ O đến A. Độ dịch chuyển của người đó là: d = 50 m.
Vận tốc của người đó là:
Câu 8: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Trong 20 s cuối cùng, vận tốc của người đó là bao nhiêu?
A. 2 m/s.
B. – 2 m/s.
C. – 1 m/s.
D. 1 m/s.
Đáp án đúng là: C
Trong 20 s cuối cùng (từ giây 40 đến giây 60), độ dịch chuyển của người đó là:
d = 25 – 45 = – 20 m.
Vận tốc bơi của người đó là:
Câu 9: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình dưới. Xác định quãng đường đi được của xe sau 10 giây chuyển động
A. 4 m.
B. 5 m.
C. 9 m.
D. 1 m.
Đáp án đúng là: C
Quãng đường xe đi được sau 10 giây chuyển động là: s = 4 + 4 + 1 = 9 m.
Câu 10: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình dưới. Xác định độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động
A. 4 m.
B. -1 m.
C. 3 m.
D. – 5 m.
Đáp án đúng là: B
Độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động là: d =(-1)-0 =(-1) m.
Lưu trữ: trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều(sách cũ)
Câu 1: Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?
A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.
B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.
D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.
Chọn: C
Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v nên có thể trong quá trình chuyển động có những khoảng thời gian mà xe chuyển động không đều. Do vậy tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.
Câu 2: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì
Vận tốc có chiều luôn trùng với chiều chuyển động nên khi vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi thì vận tốc của vật luôn có giá trị (+).
Câu 3: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là
A. 20 km/h.
B. 30 km/h.
C. 60 km/h.
D. 40 km/h.
Chọn: C.
Đổi t = 20 phút = 1/3 giờ.
Hành trình của xe bao gồm cả đi và về nên quãng đường mà xe đi được trong thời gian 1/3 giờ là: S = 2.10 = 20 km.
Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là:
Câu 4: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là:
A. 53 km/h.
B. 65 km/h.
C. 60 km/h.
D. 50 km/h.
Chọn:A.
Thời gian chuyển động trên đoạn đường 80 km:
Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km:
Câu 5: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng
A. 56 km/h.
B. 50 km/h.
C. 52 km/h.
D. 54 km/h.
Chọn: D.
Quãng đường xe chạy từ A đến B: S = vtb.t = 48t (km).
Quãng đường xe chạy trong khoảng thời gian t1 = t/4 là:
S1 = v1.t1 = 30.t/4 = 7,5t (km)
Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian còn lại là:
Đồ thị tọa độ của một xe chuyển động thẳng là một đường thẳng nên phương trình có dạng: x = x0 + v.t.
Vận tốc của nó là 5 m/s nên phương trình chuyển động của xe là: x = x0 + 5t (m)
Lúc t = 5s, x = 40 m => x0 = 15 m.
Câu 8: Trong cá đồ thị x – t dưới đây (Hình 2.3), đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.
Chọn: B.
Phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ x theo thời gian t của chuyển động thẳng đều có dạng: x = x0 + v.t.
Đồ thị biểu diễn x theo t trong chuyển động thẳng đều là một đường thẳng với hệ số góc khác 0. Đồ thị hình B cho thấy tọa độ x không thay đổi theo thời gian (tức x là hàm hằng) nên vận tốc v = 0. Do đó đồ thị B không biểu diễn chuyển động thẳng đều.
Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động nên tại thời điểm t = 0, ôtô có:
x0 = 4 km, v0 = 60 km/h
=> Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:
x = 4 + 60.t (km; h).
Câu 10: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trình tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 + 20t và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t = 2 giây là
A. 50 m.
B. 0 m.
C. 60 m.
D. 30 m.
Chọn: A.
Khoảng cách giữa hai xe: d = |x1(2) – x2(2)| = 50 m.
Câu 11: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B trên một đường thẳng (Hình 2.4). Dựa vào đồ thị, viết được phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x = 30t (km ; h).
B. x = 30 + 5t (km ; h).
C. x = 30 + 25t (km ; h).
D. x = 30 + 39t (km ; h).
Chọn: A.
Theo đồ thị, khi t = 0 thì x0 = 0.
Sau mỗi giây ôtô đi được quãng đường 30km nên v = 3 km/h
=> phương trình chuyển động của ô tô là: x = 30t (km; h).
Câu 12: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một vật như hình 2.5. Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian:
A. từ 0 đến t2.
B. từ t1 đền t2.
C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
D. từ 0 đến t3.
Chọn: C.
Các đoạn xiên góc trên đồ thị có vận tốc không đổi theo thời gian nên vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
Trong khoảng từ t1 đến t2 tọa độ của vật không thay đổi, tức là vận tốc v = 0, vật đứng yên.
Vận tốc của ôtô là: (vật chuyển động ngược chiều dương Ox).
=> Phương trình chuyển động của ôtô là: x = 20 - 2t
=> Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là: x(4) = 12m.
Câu 14: Hình 2.7 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chuyển động thẳng. Quãng đường ô tô đi được kể từ lúc to = 0 đến lúc t = 10s là
A. 40 m.
B. 30 m.
C. 20 m.
D. 10 m.
Chọn: C.
Từ đồ thị ta thấy:
- Trong khoảng thời gian từ 0 đến 2s, ôtô chuyển động thẳng đều theo chiều dương Ox và đi được quãng đường là S1 = 10 – 0 = 10 km.
- Trong khoảng thời gian từ 2s đến 6s, ôtô không chuyển động (do tọa độ không thay đổi theo thời gian).
- Trong khoảng thời gian từ 6s đến 8s, ôtô chuyển động thẳng đều theo chiều âm Ox và đi được quãng đường là S3 = 10 km.
- Trong khoảng thời gian từ 8s đến 10s, ôtô không chuyển động (do tọa độ không thay đổi theo thời gian).
Vậy quảng đường mà ôtô đi được kể từ lúc t0 = 0 đến lúc t = 10s là
S = S1 + S3 = 20 km.
Câu 15: Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ – thời gian như hình 2.8. Phương trình chuyển động của vật có dạng sau đây?
A. x = 5 +5t.
B. x = 4t.
C. x = 5 – 5t.
D. x = 5 + 4t.
Chọn: D.
Tại thời điểm t = 0 thì x = x0 = 5 m,
Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương, sau 5s vật đi được quãng đường là S = 25 – 5 = 20 m nên vận tốc của vật là: v = 20/5 = 4 m/s
=> Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 5 + 4t.
Câu 16: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là
A. 120/7 km/h.
B. 360/7 km/h.
C. 55 km/h.
D. 50 km/h.
Chọn: B.
Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:
Trong đó: t1 là thời gian ô tô đi hết 1/3 đoạn đường đầu:
t2 là thời gian ô tô đi đoạn đường còn lại:
.
Câu 17: Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơn giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là
A. 4000 km.
B. 6000 km.
C. 3000 km.
D. 5000 km
Chọn: A.
Lúc ở Bắc Kinh là 14 giờ 30 phút thì ở Hà Nội đang là 13 giờ 30 phút, do vậy thời gian bay là 13 giờ 30 phút – 9 giờ 30 phút = 4 giờ.
→ Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là: S = v.t = 1000.4 = 4000 km.
Câu 18: Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng
A. x = 5 + 15t (km).
B. x = 5 – 15t (km).
C. x = -5 +15t (km).
D. x = -5 – 15t (km).
Chọn: B.
Theo cách chọn hệ quy chiếu thì tại thời điểm t = 0 thì x0 = 5 km; v = - 15 km/h (ngược chiều dương).
=> Phương trình chuyển động của người đó có dạng: x = 5 – 15t (km).
Ba xe chuyển động trên cùng một đường thẳng. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian của ba xe I, II, III cho trên hình 2.9.
Câu 19: Tìm câu sai.
A. Ba xe chạy thẳng đều và chạy nhanh như nhau.
B. Xe III chạy nhanh nhất, rồi đến xe II và xe I.
C. Xe III và xe II cùng khởi hành một lúc, còn xe I khởi hành sau một thời gian.
D. Xe III không xuất phát cùng một địa điểm với xe II và xe I.
Chọn: B.
Các đồ thị I, II, III biểu diễn tọa độ theo thời gian là những đường thẳng xiên góc, song song với nhau nên có cùng hệ số góc. Hệ số góc của đường thẳng trong tọa độ độ (xOt) chính là vận tốc của vật trong chuyển động.
Do vậy chuyển động của ba xe là thẳng đều với cùng tốc độ. Suy ra câu B sai.
Câu 20: Phương trình chuyển động của các xe là
A. Xe I : x1 = vt ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
B. Xe I : x1 = v(t + to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
C. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
D. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt – vo ; xe III : x3 = vt.
Chọn: C.
v là vận tốc của ba xe.
Xe I xuất phát lúc t0, vậy phương trình chuyển động của xe I là: x1 = v(t – t0).
Xe II và xe III cùng xuất phát lúc t = 0, các phương trình chuyển động tương ứng là x2 = vt và x3 = x0 + vt.
Câu 21: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc Otv (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?
A. Hướng lên trên nếu v > 0.
B. Hướng xuống dưới nếu v < 0.
C. Song song với trục vận tốc Ov.
D. Song song với trục thời gian Ot.
Chọn: D.
Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi theo thời gian nên đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong hệ tọa độ vuông góc Otv có dạng là một đường thẳng song song với trục thời gian Ot.
Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km với vận tốc 80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng.
Câu 22: Phương trình chuyển động của hai xe có dạng:
A. xA = 150 + 80t ; xB = -40t.
B. xA = 80t ; xB = 150 + 40t.
C. xA = 150 - 80t ; xB = 40t.
D. xA = -80t ; xB = 40t.
Chọn: C.
Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động.
Do vậy:
Với xe ôtô: thời điểm t = 0: x0A = 150 km; v0A = - 80 km/h (vì xe ôtô đi từ A đên B, ngược chiều dương);
Với xe mô tô: thời điểm t = 0: x0B = 0 km; v0B = 40 km/h (vì xe mô tô chuyển động từ B đến A cùng chiều dương), t0 = 0.
Ôtô và mô tô chuyển động thẳng đều nên phương trình chuyển động của ô tô và mô tô lần lượt là:
xA = 150 – 80t; xB = 40t.
Câu 23: Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
A. 9 giờ 45 phút ; 50 km.
B. 9 giờ 45 phút ; 100 km.
C. 10 giờ 00 ; 90 km.
D. 10 giờ 00 ; 128 km.
Chọn: B.
Hai xe gặp nhau: xA = xB =>150 – 80t = 40t ⟹ t = 1,25h = 1 giờ 15 phút