Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28: Bề mặt trái đất trang 110, 111, 112, 113, 114, 115 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28: Bề mặt trái đất trang 110, 111, 112, 113, 114, 115 sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28: Bề mặt trái đất - Kết nối tri thức
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110 Mở đầu
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 110 Câu hỏi: Hãy nói về quang cảnh thiên nhiên nơi em sống.
Trả lời:
Nơi em sống là một vùng quê thanh bình. Nơi đây có không khí trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những ngôi làng chìm trong bình yên. Xa xa là những dãy núi san sát. Em yêu quê hương của mình rất nhiều.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110, 111 Khám phá
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 110 Câu 1: Đọc thông tin và quan sát quả địa cầu, em hãy:
- Chỉ đại dương và lục địa.
- Nhận xét diện tích của hai phần này.
Trả lời:
- Học sinh chỉ đại dương và lục địa.
- Nhận xét diện tích của hai phần này: Đại dương chiếm phần lớn diện tính bề mặt của trái đất. Phần đại dương chiếm 70%, lục địa chiếm 30%
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 111 Câu 2: Quan sát lược đồ hình 2, em hãy tìm và nói tên các châu lục, đại dương.
Trả lời:
- Các châu lục: Châu Mĩ, châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 111 Thực hành
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 111 Câu hỏi: Chia sẻ với bạn:
- Từng châu lục tiếp giáp với các đại dương nào?
- Nước Việt Nam nằm ở châu lục nào? Tiếp giáp với biển thuộc đại dương nào?
Trả lời:
- Từng châu lục tiếp giáp với đại dương:
+ Châu Mĩ tiếp giáp với Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương
+ Châu Á tiếp giáp Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương
+ Châu Phi tiếp giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
+ Châu Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
+ Châu Đại Dương tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
- Nước Việt Nam nằm ở Châu Á. Tiếp giáp với biển Đông thuộc Thái Bình Dương.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 112, 113 Khám phá
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 112, 113 Câu 1: Quan sát hình 3 và chỉ núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển.
Trả lời:
Học sinh chỉ núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển ghi trong hình.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 113 Câu 2: Quan sát hình 3 và hình 4, em hãy mô tả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng dựa vào gợi ý: cao, dốc, tương đối tròn, thoải, thấp, thường nhọn, bằng phẳng.
Trả lời:
- Núi: cao, thường nhọn, dốc.
- Đồi: thấp, thoải, tương đối tròn.
- Cao nguyên: bằng phẳng, dốc.
- Đồng bằng: bằng phẳng.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 113, 114 Thực hành
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 113 Câu 1: Hoàn thành các bảng theo gợi ý sau:
Trả lời:
Núi |
Đồi |
|
Độ cao |
cao |
Thấp |
Đỉnh |
Nhọn |
Tương đối tròn |
Sườn |
Dốc |
Thoải |
Cao nguyên |
Đồng bằng |
|
Điểm giống |
Tương đối bằng phẳng |
|
Điểm khác |
Cao hơn đồng bằng Có sườn dốc |
Thấp |
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 114, 115 Câu 2: Quan sát từ hình 5 đến hình 11, chỉ và nói tên các dạng địa hình trên Trái Đất.
Trả lời:
Hình 5: hồ
Hình 6: sông
Hình 7: núi
Hình 8: đồi
Hình 9: cao nguyên
Hình 10: đồng bằng
Hình 11: biển
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 115 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 115 Câu 1: Hãy kể tên một số núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển mà em biết.
Trả lời:
- Biển: biển Đông, biển Cửa Lò, biển Nha Trang,…
- Hồ: hồ Gươm, hồ Tây, hồ Ba Bể,…
- Sông: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Lam,
- Núi: núi Phan – xi – păng, núi Yên Tử,…
- Đồi: Đồi chè Tân Cương, …
- Cao nguyên: cao nguyên đá Đồng Văn, cao nguyên Lâm Viên,...
- Đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 115 Câu 2: Nơi em đang sống có những dạng địa hình nào? Hãy mô tả về địa hình nơi đó.
Trả lời:
- Nơi em đang sống có các dạng địa hình: đồng bằng, sông, hồ, biển, núi.
- Mô tả:
+ Đồng bằng bằng phẳng
+ Sông lớn, chảy qua cánh đồng
+ Hồ lớn nằm giữa thành phố
+ Núi cao nằm xa xa cánh đồng.