X

500 bài văn mẫu lớp 11

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh năm 2023


Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh năm 2023

Bài văn Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh năm 2023 - Văn mẫu lớp 11

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét tiêu biểu nhất về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh: Một con người toàn tài với quan niệm: “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của ông

- Đoạn trích đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác

II. Thân bài

1. Là con người coi thường danh lợi

- Ban đầu, khi đứng trước khung cảnh xa hoa, lộng lẫy của phủ chúa:

    + Cảm thán: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường!”

    + Vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ với “gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngọc” có hoa thơm, chim biết nói…

- Tuy nhiên, đằng sau đó, tác giả cũng gián tiếp phê phán cuộc sống sa hoa nhưng thiếu sinh khí trong phủ chúa thông qua:

    + Sự miêu tả tỉ mỉ sự sa hoa giàu sang

    + Khi được mời dùng cơm: “Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia” ⇒ giọng điệu mỉa mai

    + Cảm nhận về con đường vào nội cung của thế tử: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả, “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” ⇒ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do

    + Ẩn chứa trong bài thơ là giọng điệu mỉa mai phê phán: “Cả trời Nam sáng nhất là đây!” (phơi bày hiện thực về sự sa hoa của chúa Trịnh)

⇒ Con người coi thường danh lợi

2. Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

- Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử có sự mâu thuẫn, giằng co:

    + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không được về với núi rừng ẩn dật

    + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.

- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã chiến thắng. Ông chữa bệnh tận tình bằng tài năng của mình, thẳng thắn đưa ra những cách chữa bênh hợp lí

⇒ Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy Lê Hữu Trác là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

3. Là con người có cốt cách thanh cao

- Luôn coi việc nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình làm tôn chỉ để hành động đúng đắn

- Xem thường danh lợi, yêu thích tự do, mong muốn được sống thanh đạm nơi quê mùa: Suy nghĩ của Lê Hữu Trác khi ông chữa bệnh cho thế tử

⇒ Sự coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác, mong muốn sống cuộc đời tự do, chữa bệnh cứu người của ông cho thấy một cốt ách thánh cao của một danh y

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét đẹp tâm hồn và nhân cách của tác giả Lê Hữu Trác thể hiện qua đoạn trích và nêu những nét nghệ thuật thể hiện thành công điều đó

- Bày tỏ quan điểm cá nhân về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác và liên hệ bản thân

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 11 chọn lọc, hay khác: