Dàn ý Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam năm 2023
Dàn ý Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam năm 2023
Bài văn Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.
Đề bài: Cảm nhận về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Thạch Lam: Cây bút tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, môt cây bút xuất sắc ở mảng truyện ngắn
- Trình bày những cảm nhận khái quát nhất về tác phẩm Hai đứa trẻ: Tác phẩm đem đến niềm xót thương và nỗi buồn man mác trước cuộc sống con người
II. Thân bài
1. Cảm nhận về bức tranh phố huyện
a. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
- Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn được khắc họa với đầy đủ âm thanh, màu sắc…
- Cảnh chợ tàn: Chợ đã vãn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi vỏ thị…⇒ Cảnh chợ tàn: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
b. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối
⇒ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ ⇒ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
c. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu với : “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.”
- Khi tàu đến: các toa đèn sáng trưng, sang trọng, của kính sáng, đem đến 1 thế giới khác
- Khi tàu đi vào đêm tối: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt., xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước
2. Cảm nhận về con người phố huyện
a. Lúc chiều tàn
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
⇒ Cuộc sống nghèo khổ lặp đi lặp lại
b. Khi đêm xuống
- Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
+ Chị Tí dọn hàng nước
+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
+ Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
3. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Liên
- Cô bé có tâm hồn nhạy cảm: Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn
- Cô bé có tình yêu quê hương: Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Cô bé có tấm lòng trắc ẩn: Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ
- Cô bé giàu ước mơ, mộng tưởng: Mơ về hà Nội xa xăm và ước mong một điều gì tốt đẹp hơn
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những thành công về mặt nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung văn bản
- Tác phẩm gửi gắm nhiều nỗi niềm của Thạch Lam về quê hương xứ sở