X

500 bài văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa năm 2023


Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa năm 2023

Bài văn Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa gồm dàn ý chi tiết, 8 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn.

Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa năm 2023 - Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 1

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn xuôi nổi tiếng của dân tộc Việt Nam 1945, mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện một quan điểm nhân sinh và có triết lý sống sâu sắc. Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" thông qua cái nhìn của nhiếp ảnh Phùng đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ và chứa đựng nhiều nghịch lý.

Tình huống truyện thông qua cách nhìn nhận của nhân vật nhiếp ảnh gia Phùng. Phùng là một người nghệ sĩ có tâm có tài với nghề theo yêu cầu của cấp trên anh đi công tác vùng biển là chiến trường xưa của mình để chụp những bức ảnh làm lịch. Chính trong chuyến đi này nhân vật Phùng đã nhận thức được những điều mà trước đây anh chưa nhận thức được. Cảm xúc của nhân vật Phùng thể hiện thông qua cái nhìn của anh về số phận của người đàn bà và những con người lao động nơi đây, thể hiện một cái nhìn nhân văn sâu.

Trước hết, nhân vật Phùng là người có một tâm hồn nghệ sĩ, sau buổi sáng anh đã chụp một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, thể hiện cảnh đắt trời cho, một tác phẩm nghệ thuật mà Phùng tìm kiếm đã lâu. Hình ảnh nắng ban mai, với chiếc thuyền in một nét mơ hồ, bầu trời sương mù trắng pha chút hồng hồng do mặt trời chiếu vào, thật sự là một bức ảnh tuyệt vời.

Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng cảm nhận được bức tranh kia tựa danh họa thời cổ, rồi anh cũng cảm thấy niềm hạnh phúc ngập tràn, bối rối, trái tim như có một ai đó thắt chặt vào. Phùng thấy được cái khoảnh khắc trong tâm ngần của tâm hồn và cảm nhận được sự chân thiện mỹ của bức tranh toát ra. Anh thấy trong tâm hồn mình được thanh lọc, trở nên tinh khiết và trong trẻo vô cùng. Từ đó, anh nhận thức được rằng chính bản thân cái đẹp cũng là điều vô cùng nhân văn là đạo đức. Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng đã cho người đọc một quan niệm mới về cái đẹp. Đó chính là việc cái đẹp có thể thành lọc tâm hồn của một con người, hướng con người tới những điều hoàn mỹ, tốt đẹp hơn.

Nhân vật Phùng không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ mà còn là người có tâm hồn vô cùng nhân văn, lương thiện và tốt bụng. Phùng đồng cảm với những số phận con người gặp bất hạnh trong cuộc sống, bởi trong con người anh có đức tính của một người chiến sĩ. Chính từ bức ảnh đẹp đẽ chiếc thuyền ngoài xa kia, Phùng đã bước ra và gặp một cặp vợ chồng bất hạnh. Một người đàn bà với nửa thân áo dưới ướt sũng do ngâm nước, đôi mắt thâm quần, trũng sâu vì thức đêm, thân hình của người đàn bà thô kệch vạm vỡ như những người đàn bà vùng biển khác.

Một người đàn ông vô cùng dữ tợn luôn miệng chửi bới nhiếc móc vợ, anh ta còn dùng chiếc dây lưng của mình đánh vợ không thương tiếc. Một cuộc sống nhọc nhằn lam lũ xảy ra trước mắt Phùng. Sự cam chịu của người phụ nữ kia khiến Phùng cảm thấy vô cùng tò mò, và thương cảm vô cùng. Họ là những con người lao động, lam lũ nghèo khổ hiện thân của những người dân ven biển của làng chài này. Những cảnh tượng đau lòng cứ liên tục xảy ra trước mắt anh.

Người chồng đạp vợ một cái vô cùng dã man rồi liên tục chửi bới những câu khó nghe"Chúng mày chết đi cho ông nhờ" nhưng, người đàn bà vẫn cam lòng chịu đòn không phản kháng lại, sự nhẫn nhịn chịu đựng đã thành thói quen ăn sâu vào trong tiềm thức, trái tim của người phụ nữ. Đứa con trai lớn của gia đình nhìn thấy bố đánh mẹ tàn nhẫn, có lẽ nó đã phải chứng kiến cảnh này nhiều lần rồi. Nó xông lên can ngăn bố thì bị bố cho ăn mấy cái tát. Một người chiến sĩ như Phùng đã nhìn thấy nhiều cảnh bom rơi, đạn nổ, nhiều sự hy sinh của các đồng đội mình.

Nhưng hôm nay nhìn thấy cảnh tượng bạo hành trong chính người thân ruột thịt của một gia đình trong thời kỳ hòa bình lòng Phùng không khỏi se sắt, trào dâng những cảm xúc nghẹn ngào khó tả. Nhân vật Phùng là một con người vô cùng tân tiến và theo kịp với xu thế của thời đại anh cũng biết thay đổi mình với hoàn cảnh mới dù đã trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng anh không khư khư giữ lấy nó phải thay đổi mình cho phù hợp hoàn cảnh sống.

Nhân vật Phùng đã rất vui mừng khi chụp được bức ảnh vô cùng quý giá, một bức tranh để đời tác phẩm trời cho nhưng khi chứng kiến hoàn cảnh của người đàn bà làng chài những con người sống trên chiếc thuyền đẹp đẽ kia Phùng nhận thức ra một điều còn quan trọng hơn, một triết lý mà toàn diện, mà nhân vật Phùng muốn gửi gắm tới tất cả người đọc.

Đó là mọi việc cần phải nhìn nhận một cách toàn diện thấu đáo. Có những thứ bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại không phải như vậy, chỉ khi chúng ta tới gần với nó, chạm được vào bên trong mới cảm nhận hết được cái đẹp thật sự, cuộc sống thật sự của cái đẹp.

Nghệ thuật là những thứ bắt nguồn và gắn liền với cuộc sống của con người. Nghệ thuật như vậy mới đích thực là nghệ thuật.Nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chính là đại diện góc nhìn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đây là nhân vật không thể thiếu bởi nó giúp cho người đọc đến gần với tác phẩm hơn.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 2

   Các nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu thường là người chuyên chở tư tưởng, quan điểm của tác giả về nghệ thuật và cuộc đời. Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một nhân vật như vậy. Thông qua nhân vật này tác giả thể hiện rõ những quan niệm của mình về nghệ thuật cũng như cách nhìn cuộc sống của ông.

   Trước hết, Phùng thể hiện quan điểm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trước hết anh là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc được giao. Ngay sau khi được thủ trưởng yêu cầu chụp một bức ảnh để hoàn thiện bộ lịch năm nay, Phùng không ngần ngại mà mang máy ảnh của mình lên đường ngay. Anh trở về chiến trường xưa, một làng chài ven biển, mong có thể tìm được một bức ảnh ưng ý. Cả một tuần lễ, anh miệt mài tìm kiếm để tìm cho ra bức tranh trời cho. Anh muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mình được giao.

   Không chỉ vậy, Phùng còn là một người nghệ sĩ tài năng. Trời không phụ lòng người, sau cả một tuần lễ miệt mài tìm kiếm cuối cùng cái khoảnh khắc trời cho ấy cũng đến với anh. Bức tranh tuyệt mĩ hiện ra trước mắt Phùng: “thuyền in một nét mơ hồn lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Không chần chừ thêm một giây phút nào, Phùng giơ máy ảnh lên bấm liên thanh. Bức tranh là sự hòa quyện tuyệt vời giữa đường nét và ánh sáng. Bức tranh đó đã làm Phùng thỏa mãn, bức tranh tuyệt mĩ, như mực tàu đó chính là điều người nghệ sĩ đang tìm kiếm bấy lâu nay.

   Không chỉ là một người nghệ sĩ tài năng, mà Phùng còn là người biết rung cảm trước cái đẹp. Trước bức tranh tuyệt mĩ đó, Phùng đã thực sự bị làm cho rung động, và anh liên tưởng đến câu nói “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Và trong giây phút đó, anh tưởng như “mình vừa khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn”. Anh cảm thấy hân hoan hạnh phúc không chỉ bởi đã hoàn thành công việc được giao, mà cao hơn chính là anh đã dùng trọn vẹn tâm hồn mình để khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp giữa thiên nhiên và cuộc đời. Đó là vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện đến vô ngần. Vẻ đẹp đó khiến cho tâm hồn Phùng được gột rửa, thanh lọc trở nên đẹp đẽ hơn.

   Với bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Người nghệ sĩ phải lao động nghiêm túc, miệt mài và không ngừng sáng tạo mới có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

   Không chỉ phản ánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Phùng còn thể hiện cái nhìn về cuộc sống của nhà văn. Sau bức tranh tuyệt mĩ kia điều Phùng nhìn thấy chính là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, người chồng lặng lẽ dùng dây lưng đánh túi bụi vào người phụ nữ cao lớn, mặt rỗ. Chị lặng im không hề phản kháng. Đằng sau cái đẹp toàn thiện, toàn bích kia lại có một khung cảnh hiện thực đến đau lòng. Điều đó làm cho Phùng không khỏi bất ngờ, choáng váng. Anh nhanh chóng, vứt chiếc máy ảnh – điều quan trọng nhất đối với một nhiếp ảnh gia, đến để cứu người phụ nữ kia. Nhưng chưa kịp ra đến nơi, anh đã thấy thằng Phác xông ra che chở cho người mẹ.

   Không chỉ chứng kiến bạo hành trong một lần, mà Phùng còn lần thứ hai chứng kiến người chồng ra tay đánh đập dã man người vợ. Người đàn bà vẫn nhẫn nhục chịu đánh, không một lời kêu than, oánh trách. Lần này anh không ngạc nhiên như lần đầu, hành động mau lẹ và quyết liệt hơn, anh xông thẳng vào can ngăn, để chấm dứt hành động tội ác của người chồng. Đồng thời anh cũng nhận ra rằng, đằng sau bức tranh tuyệt mĩ ấy vẫn còn tồn tại cái xấu, cái ác và bi kịch.

   Ngoài ra, Phùng còn là người luôn có ý thức để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Là người nhìn ra bức tranh với vẻ đẹp toàn bích, lại cũng là người chứng kiến cảnh bạo hành, rồi được nghe người đàn bà tâm sự, Phùng nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống. Thì ra đằng sau bức tranh danh họa đó là biết bao thân phận éo le, bước ra khỏi chiến tranh họ chật vật, khổ sở để mưu sinh. Phùng càng hiểu hơn người đàn bà kia, đằng sau sự xấu xí lại là một tâm hồn thánh thiện, một tình mẫu tư thiêng liêng. Vì con người phụ nữ ấy sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Quá trình tự nhận thức đó chính là quá trình Phùng không ngừng hoàn thiện nhân cách của chính mình.

   Trong cuộc sống luôn tồn tại những xấu tốt đúng sai, đôi khi không thể phân định rạch ròi. Mỗi chúng ta khi nhìn nhận bất cứ vấn đề gì cũng cần có cái nhì đa chiều, để phát hiện đúng bản chất của cuộc sống đa chiều.

   Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về con người và nghệ thuật. Những thông điệp đó có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, tu dưỡng. Đối với cuộc sống đa đoan, phức tạp phải nhìn nhận kĩ lưỡng, nhiều chiều để đưa ra những nhận xét đúng đắn nhất.

Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

I. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm - Giới thiệu nhân vật :

- Phùng trước kia là một người lính, đã từng vào sinh ra tử.

- Phùng đựơc trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh để làm lịch. Và Phùng quyết định về vùng biển cách Hà Nội 600 km.

II. Thân bài

1. Phùng - một trái tim nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp.

- Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về cảnh biển. Anh rất công phu trong việc chọn một tấm ảnh có hồn. Anh đã “phục kích” mất mấy buổi sang và cả tuần lễ suy nghĩ và tìm kiếm. Và cuối anh mới tìm được một cảnh ưng ý.

- Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạo vật- con người: xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. một khám phá chân lí của nghệ thuật đích thực. một vẻ đẹp toàn bích của tạo vật. “… Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tui trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.

2. Phùng - một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời.

- Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một cách tàn bạo. Người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn” và anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Trước khi là trái tim nghệ sĩ, Phùng có một trái tim con người. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương, tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất công, bảo vệ kẻ yếu.

- Với trái tim nghệ sĩ, Phùng đã thức tỉnh. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời thì lại rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm vơí cuộc đời. Bởi lẽ nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một con người.

- Phùng chứng kiến cảnh chị em thằng Phác phản ứng trước hành động vũ phu tàn bạo của cha đối với mẹ. Phùng cũng đã chứng kiến câu chuyện người đàn bà kia ở toà án huyện.

- Nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật của Phùng sau chuyến đi đã có sự thay đổi ở mỗi người trong cõi đời. Nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con ngưòi.

III. Kết bài

- Khái quát những nét chính về nhân vật, nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Phùng.

- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 3

Trong thể loại văn xuôi viết về người dân Việt Nam trước năm 1945 có rất nhiều tác phẩm để đời. Với cuộc sống cùng cực dưới ách thống trị của bọn chúa đất ở miền núi, chúng ta có "Vợ chồng A Phủ", hay chủ nghĩa anh hùng đậm chất sử thi – "Rừng Xà nu"… Nhưng sau đó, năm 1986, xã hội có sự thay đổi, nước ta xóa bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường vì thế văn học cũng có bước chuyển mình. Đề tài thế sự và đạo đưc được các nhà văn xoáy sâu vào khai thác. Và "Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ ấy.

Được coi là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất"( Nguyên Hồng), Nguyễn Minh Châu- cây bút tiên phong của văn học Việt nam thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác phẩm ấn tượng. Một trong những tác phẩm thành công của ông là "Chiếc thuyền ngòai xa". Truyện ngắn được sáng tác năm 1983 đến nawm1987 in trong truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế sự, tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới. truyện ngắn có một tình huống truyện hết sức độc đáo. Tình huống ấy được thể hiện qua nhãn quan của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhân vật này được coi là nhân vật thể hiện triết lý cũng như quan điểm của tác giả, là phương tiện để tác giả mang suy nghĩ của mình đưa đến cho người đọc.

Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống nhận thức, một tình huống bất ngờ và đầy nghịch lý. Tình huống nhận thức này là được dành cho nhân vật Phùng. Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm xúc của nhân vật này qua những phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi con người này.

Trước hết, anh là người có tâm hồn nghệ sĩ.Sau mấy buổi sáng "phục kích", anh đã chụp được "cảnh đắt trời cho". Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như "bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ". Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc"bối rối, tái tim như có gì đó bóp thắt vào". Anh thấy được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện-mĩ của cuộc đời. Anh cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận thức "bản thân cái đẹp là đạo đức". Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến cho người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến cái hoàn mĩ.

Không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người tốt bụng, có lòng đồng cảm với mọi người, mang những đức tính của một người chiến sĩ. Điều này được thể hiện qua phát hiện thứ hai của anh. Từ chiếc thuyền đẹp như ngư phủ kia, bước ra một cặp vợ chồng: người đàn bà xấu xí mỏi mệt, người đàn ông thô kệch dữ dằn. Họ là những con người hiện thân cho sự lam lũ, nhọc nhằn, nghèo khó của người dân hàng chài. Sẽ không có gì nếu cảnh tượng nghiệt ngã này không xảy ra trước mắt anh. Người chồng đánh đạp vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi "mày chết đi cho ông nhờ", "chúng mày chết đi cho ông nhờ". Người vợ thì cam chịu trận đòn, không hề phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xông vào đánh lại bố thì bị ăn hai cái tát. Một cảnh bạo lực gia đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Mặc dù đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương trên chiến trường nhưng anh vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự việc này. Nó hoàn toàn trái ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Với anh- một người đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt qua thời kì khó khăn của chiến tranh, anh không thể để cảnh bạo hành này tiếp tục diễn ra. Anh đã nói chuyện này với chánh án Đẩu- bạn của anh. Anh mong muốn mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo khổ kia. Quả là một người chính nghĩa. Anh luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán tố giác những điều xấu, điều ác.

Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh, không bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp được "cảnh đắt trời cho", anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới. Anh nhận thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện Triết lý mà Phùng nhận ra cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống.

Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu. Anh vừa là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện truyện với nhau, thể hiện thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm. Là một người có tâm hồn chiến sĩ và nghệ sĩ, Phùng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người đọc.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 4

Chiếc thuyền ngoài xa – một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm cho thấy sự đổi mới trong nội dung sáng tác của ông. Không còn đi vào những anh hùng đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn mà thay vào đó là cuộc sống của những còn người bình thường, đi sâu vào thế sự đời tư. Nhân vật người đàn bà hàng chài là nhân vật đặc sắc, gửi gắm những quan niệm nhân sinh của tác giả.

Hình ảnh người đàn bà hàng chài trên bờ biển được giới thiệu chạc bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt và trên khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi, tái ngắt. Chị mặc một tấm áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng những nước. Dù bị đánh đập dã man song chị không hề phản ứng, không một tiếng kêu, không một sự trống trả. Chị cam chịu, nhẫn nhục đến mức người đọc phải bất bình. Ngày từ đầu tác phẩm tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về một người đàn bà xấu xí, quê kệch cuộc sống lam lũ, vất vả và tính cách cam chịu đến khó hiểu. Bề ngoài không một chút phản ứng khi bị chồng đánh, nhưng chị lại ngồi thụp xuống, khóc và van xin thằng Phác khi nó giằng lấy chiếc thắt lưng từ tay người cha. Với chi tiết nhỏ này tác giả đã cho thấy người đàn bà này không hề đơn giản là người lạc hậu, quê kệch mà còn là người có nội tâm mâu thuẫn, phức tạp.

Nếu hình ảnh người đàn bà trên biển quê kệch cam chịu thì khi đến tòa án lại là một người phụ nữ khác hẳn. người đàn bà đến tòa án với dáng vẻ lung túng, sợ sệt, tất cả hành động đều toát lên sự quê kệch, sợ hãi. Bước vào phòng, người đàn bà tìm vào góc phòng để ngồi, phải đến lần thứ hai sau lời mời của Đẩu, người đàn bà mới dám rón rén ngồi vào mép ghế, cố gắng thu mình lại. Ngôn ngữ của người đàn bà hết sức ngập ngừng, lúng túng, điều đó càng tô đậm hơn sự e dè, sợ hãi ở chị.

Sự ngập ngừng kia chỉ là vẻ bề ngoài, sau khi lấy lại được bình tĩnh, hiểu được bản chất người đối thoại với mình, người đàn bà đã có sự thay đổi nhanh chóng, ngày càng tỏ ra sắc sảo. Trước hết là sự thay đổi về ngôn ngữ, Nếu như ban đầu xưng “con” tỏ thái độ tôn kính, nhúng nhường, thì sau đó đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”, khi nghe Đẩu nói: “chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận” khiến người đàn bà hiểu ra rằng, những kẻ đại diện cho pháp luật kia cũng chỉ là những kẻ hời hợi, nắm được cái vỏ mà không nắm được bản chất bên trong. Bởi vậy, sự sợ hãi, lũng túng đã mất, người đàn bà lấy lại bình tĩnh, trong cách xưng hô đã đặt mình ngang ngang với một vị chánh án và một nhân chứng. Sự thay đổi ấy cho thấy, người đàn bà có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, là người phụ nữ chủ động, sắc sảo.

Không chỉ thay đổi về ngôn ngữ mà còn có sự đổi ngôi kì lạ: người đàn bà hàng chài vốn đến để nghe giáo huấn, thì nay bà trở thành người phân tích, giảng giải; còn Phùng và Đẩu vốn là người đại diện cho pháp luật lại trở thành những kẻ ngây ngô, hời hợt trước lí lẽ sắc sảo của người phụ nữ kia. Bằng sự chủ động, kiên quyết lại cũng rất mềm mỏng người đàn bà đã đưa ra một loạt lí lẽ để Đẩu và Phùng hiểu vì sao bà không thể bỏ chồng. Trước hết là do, bà là người phụ nữ xấu xí, cơ hội có gia đình và có con là điều không tưởng, bởi vậy, khi có người đàn ông chấp nhận lấy và sinh con cùng bà, đó là hạnh phúc quý giá người đàn bà không thể đánh mất. Không chỉ vậy, bà còn ý thức được lỗi ở chính mình, khi đẻ quá nhiều khiến cuộc sống càng cơ cực, chật vật hơn.

Và sau khi phân tích hoàn cảnh riêng, người đàn bà phân tích hoàn cảnh chung: Thực tế cuộc sống không ổn định như trên đất liền mà phải đối mặt với phong ba bão táp, biển động, sóng lớn, bởi vậy rất cần có một người đàn ông chèo chống cho gia đình. Nhưng lí do quan trọng nhất chính là tình yêu thương bao la bà dành cho những đứa con. Bà chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận để chồng đánh đập tàn nhẫn cốt để đàn con gần chục đứa của bà được sống, được ăn no mà không bị chết đói. Nói đến đó “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến cảnh đàn con được ăn no”. Nguyễn Minh Châu đã làm toát lên vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, đức hi sinh và tình mẫu tử thiêng liêng trong tâm hồn của người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí, quê mùa. Đồng thời bà cũng có cái nhìn bao dung với chồng, dù đó là kẻ vũ phu, sẵn sàng lôi bà ra để đánh đập mỗi khi hắn thấy khổ quá. Bà vẫn bào chữa cho chồng bằng cách nhắc lại quá khứ khi chồng bà còn là người nông dân hiền lành, chất phác. Bà thấu hiểu thói vũ phu này không phải là bản chất mà là sản phẩm của khó khăn, cơ cực dồn lên vai người đàn ông.

Vượt qua những lí do cụ thể của hoàn cảnh cá nhân, lí luận của người đàn bà đã đạt đến độ khái quát, triết lí. Bà ý thức rất rõ cái nghèo, cái khổ, lạc hậu trong cuộc sống của mình nhưng không từ bỏ nó bởi cuộc sống này tồn tại rất nhiều nghịch lí, không phải điều gì ta cũng có thể thay đổi, đôi khi người phải học cách chấp nhận và sống chung với nó.

Bằng một loạt các lí lẽ từ cụ thể đến khái quát, từ gắn với số phận riêng, hoàn cảnh riêng đến những lí do chung cho số phận người dân miềm biển người đàn bà thuyết phục hoàn toàn Phùng và Đẩu để cho đi từ ngạc nhiên đến lặng lẽ thở dài chấn nhận và đồng tình. Người đàn bà đã cho tháy ẩn đằng sau khuôn mặt xấu xí, thô kệch, sự lam lũ, ít học là một tâm hồn sâu sắc, giàu tình yêu thương, là vốn sống là sự trải nghiệm sắc sảo, bà đã khiến cho cả Phùng và Đẩu buộc phải nhận thức lại về con người và cuộc đời.

Bằng ngòi bút chân thực, sắc sảo Nguyễn Minh Châu đã lách sâu để khám phá những góc khuất, góc tối trong tầm hồn còn người. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 5

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn thường đưa những câu chuyện, trải nghiệm thực tế của bản thân vào những tác phẩm văn học của mình. Vì thế, những tác phẩm của ông thường mang đến cho người đọc những cảm giác rất gần gũi, thân quen và chân thật. Trong cuộc sống mưu sinh, bộn bề kiếm tìm hạnh phúc thực sự, ông đã viết nên tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nổi bật trong câu chuyện là hình tượng nhân vật Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn tôn thờ và tha thiết được sống cùng cái đẹp.

Trong thời chiến tranh, người lính luôn là đề tài truyền biết bao cảm hứng dành cho các thi sĩ, nhà văn. Đối với Nguyễn Minh Châu, ông lấy cảm hứng để xây dựng nhân vật Phùng đã từng là một người lính, giờ là một phóng viên ảnh luôn khao khát cái đẹp.

Mở đầu câu chuyện bằng một tình huống đầy bất ngờ. Theo chỉ thị của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại nơi đây, đã có biết bao cảm xúc tràn về, những kỉ niệm cùng cảnh đẹp của đất trời đã khiến cho tâm hồn anh bị choáng ngợp. Sau biết bao ngày suy nghĩ, kiếm tìm ý tưởng, đề tài, anh đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và hết sức vừa ý. Đôi mắt anh đã bắt gặp một khung cảnh tuyệt vời “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. … trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Anh cảm thấy tâm hồn mình trở nên mộng mơ, trong trẻo biết bao. Đã biết bao lâu rồi, anh không tìm được cái đẹp đến nhường nào.

Thế nhưng, từ sau chiếc thuyền ngoài xa ấy, anh đã thấy một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn ông với dáng hình cộc cằn thẳng tay đánh vợ chỉ để giải tỏa nỗi thống khổ uất ức của mình. Một người đàn bà xấu xí, héo mòn được che chở bởi thằng con trai của bà - thằng Phác. Ngay lập tức, anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất và chạy nhào tới”. Cái đẹp của cảnh vật chẳng thể che mờ những mảng tối của cuộc sống. Vẻ đẹp của Phùng càng được tỏa sáng nhờ tấm lòng nhân hậu, đầy lòng trắc ẩn. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, ba ngày hôm sau Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Với tính cách của người lính, những người đã từng đổ biết bao công sức mồ hôi, máu và nước mắt để bảo vệ đất nước, mong cho nhân dân có được cuộc sống hạnh phúc ấm êm thì khung cảnh này thật đi ngược với những mong ước, mục tiêu của các anh. Chính vì thế, Phùng đã “nện cho hắn một trận ra trò”. Anh cũng bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, người đàn bà nghèo khổ kia đã một mực van xin cho người chồng kia rằng “quý tòa đừng bắt con phải bỏ nó”. Khi con người ta phải chịu tù đày áp bức, tưởng rằng tự do sẽ là điều họ khao khát nhất. Thế nhưng, sau khi nghe câu chuyện của bà, Phùng và độc giả mới có thể hiểu được những uẩn khúc, lý do của những mảnh đời ấy.

Người đàn bà ấy luôn sẵn sàng chịu đựng khó khăn, đói nghèo vì chồng vì con. Với trách nhiệm là một người vợ, người mẹ đã truyền cho bà biết bao sức mạnh để đối diện với cuộc sống. Có những ngày “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chưa bao giờ bà tìm cách trốn chạy. Bà biết dù bà có rũ bỏ tất cả thì cũng không thể dứt bỏ được mối dây liện hệ với những đứa con của bà. Bạo lực gia đình luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, con người ta cứ phải luẩn quẩn trong vòng vây của những mối quan hệ gia đình mà chẳng có cách nào thoát khỏi nó. Những tổn thương mà người phụ nữ và những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng, được che lấp ẩn chứa sau cái đẹp mà Phùng đã nhìn thấy. Bỗng nhiên, anh ý thức được rằng: hạnh phúc vẫn luôn gắn liền với khổ đau, cái đẹp luôn tiềm ẩn cái ác, cái xấu.

Sống trong hoàn cảnh khó khăn, cơm áo gạo tiền, con người ta vẫn luôn mưu cầu hạnh phúc. Biết bao dự định, giá như người ta muốn thực hiện. Giá như “tôi đẻ ít và chúng tôi sắm được cái thuyền rộng hơn” của người phụ nữ ấy, giá như người đàn ông ấy có đầy đủ điều kiện để nuôi vợ chăm con của lão, có khi nào lão không trở thành một người như vậy. Có hàng vạn hàng nghìn lý lẽ mà người ta đưa ra để lý do giải thích cho cuộc đời họ, khi pháp luật nghiêm minh bảo vệ họ thì vẫn chẳng đủ để thay đổi được cuộc đời mà họ đã lựa chọn. Tác giả đã cho nhân vật Phùng được can thiệp, giúp đỡ những con người ấy nhưng họ từ chối. Phải chăng, con đường đấu tranh cho nhân quyền và thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ còn trở ngại, gian nan hơn cả cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Những trăn trở, suy nghĩ trong lòng Phùng chắc hẳn cũng chính là những dòng cảm nghĩ chung cho cả dân tộc. Li hôn liệu có thể giải quyết được những hậu quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Biết bao khó khăn, bão tố ngoài biển khơi cũng chẳng thể nào so sánh được với những chơi vơi, sóng gió của cuộc đời.

Chiếc thuyền ngoài xa qua lăng kính nghệ thuật của nhân vật Phùng, đã tô điểm nên cảnh đẹp của đất trời Việt Nam. Sâu xa trong những bức hình ảnh, những bi kịch, đắng cay vẫn đang ngày đêm diễn ra ở cuộc sống đời thường của những người lao động nghèo. Bằng tâm hồn của người lính, bằng lòng nhân hậu yêu trọng cái đẹp, hòa bình của người làm nghệ thuật, Phùng đã gắn kết những câu truyện, mảnh đời trong văn chương tới cuộc sống đời thực trở nên gần gũi, chân thật biết bao.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 6

Văn học hiện thực – lãng mạn 1930-1945 khá nổi bật với tuyến nhân vật tư tưởng Điền trong “Giăng sáng” hay Hộ trong “Đời thừa” của văn Nam Cao. Các nhân vật luôn có sự đấu tranh nội tâm để nhận thức và triết lí sống. Tôi khá bất ngờ khi một lần nữa bắt gặp tuyến nhân vật này trong văn học hiện đại thời kì Đổi mới. Đó là Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật Phùng mang nhiều ý nghĩa về quan niệm nghệ thuật và triết lí nhân sinh của nhà văn.

Phùng là người nghệ sĩ tài năng, có lòng say mê với nghề và trách nhiệm với công việc của mình. Với nhiệm vụ của Trường phòng giao phó, Phùng quyết tâm chụp được những bức ảnh chất lượng nhất để hoàn thiện bộ lịch năm ấy. Sau nhiều ngày “phục kích” trên bãi biển cách Hà Nội 600km, Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tựa “cảnh đắt trời cho”, “tuyệt mĩ và toàn bích”. Chỉ một người nghệ sĩ tài năng và nhạy cảm trước cảnh đẹp mới có thể nhận ra bức tranh như thế, một “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”, “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng vào mặt bờ”… Phùng là người nghệ sĩ chân chính khi được khám phá và sáng tạo, khi được cảm nhận cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc đời. Phùng dường như được Nguyễn Minh Châu gắn cho sứ mệnh của người nghệ sĩ: phát hiện và mang lại cái đẹp đến với cuộc đời.

Phùng là người nghệ sĩ có tấm lòng bao dung, không chấp nhận sự bất công nhưng lại có cái nhìn quá đơn giản về cuộc sống. Chứng kiến cảnh tượng người đàn bà bước ra từ con thuyền ngư phủ và bị chồng đánh, Phùng liền vứt chiếc máy ảnh xuống đất để nhào tới bênh vực người đàn bà. Phùng không chịu thờ ơ trước cái bất công, trước nỗi đau của người khác. Phùng còn đề nghị chị ly hôn để tự giải thoát hoàn cảnh bản thân. Khi nghe lời giãi bày của người đàn bà ở toà án huyện đặc biệt là lời van xin khẩn thiết, Phùng không thể hiểu được, Phùng không lí giải được.

Chính điều này đã cho thấy Phùng là người có cái nhìn cuộc sống còn đơn giản, không hiểu được cái lí của con người phải sống cuộc đời trong vòng vây cái đói nghèo, không hiểu được tình thương đan cài với sự thù hận, giữa niềm vui với nỗi buồn. Phùng dường như dần vỡ lẽ: lòng tốt trong cuộc đời là thứ đáng quý nhưng chưa đủ, phải gắn nó với từng hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn thường xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng tự nhận thức, nhân vật Phùng cũng thuộc tuyến nhân vật này. Phùng là người nghệ sĩ luôn có ý thức hoàn thiện nhân cách. “Xách máy đi lang thang đến tận khuya”, chi tiết này gián tiếp chứng tỏ nhận thức của Phùng đã thay đổi và anh ta để cho tâm hồn mình hòa vào một cảnh ít thi vị “trời bắt đầu nổi sóng”, “những mảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm”, “chiếc thuyền đang chống chọi với sóng giữa phá”… Người nghệ sĩ đã không còn chỉ tha thiết với thiên nhiên mỹ lệ mà còn biết hướng ống kính đến cuộc sống lam lũ, mưu sinh của con người, trăn trở với nỗi nhọc nhằn của cuộc sống cơ cực. Truyện kết thúc trong nỗi trăn trở của Phùng về hình ảnh người đàn bà cứ hiện ra sau mỗi lần anh nhìn bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa. “Mãi mãi về sau”, cụm từ này nhấn mạnh người nghệ sĩ sẽ phải mãi đau đáu về một kiếp nhân sinh.

Tóm lại, thông qua nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu điển hình cho kiểu nhân vật tự nhận thức và mang thông điệp nhân đạo mới mẻ của nhà văn. Sau cùng, Phùng đã thay nhà văn tuyên ngôn: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, xuất phát và quay lại để phục vụ cuộc sống.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 7

Các nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu thường là người chuyên chở tư tưởng, quan điểm của tác giả về nghệ thuật và cuộc đời. Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một nhân vật như vậy. Thông qua nhân vật này tác giả thể hiện rõ những quan niệm của mình về nghệ thuật cũng như cách nhìn cuộc sống của ông.

Trước hết, Phùng thể hiện quan điểm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trước hết anh là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc được giao. Ngay sau khi được thủ trưởng yêu cầu chụp một bức ảnh để hoàn thiện bộ lịch năm nay, Phùng không ngần ngại mà mang máy ảnh của mình lên đường ngay. Anh trở về chiến trường xưa, một làng chài ven biển, mong có thể tìm được một bức ảnh ưng ý. Cả một tuần lễ, anh miệt mài tìm kiếm để tìm cho ra bức tranh trời cho. Anh muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mình được giao.

Không chỉ vậy, Phùng còn là một người nghệ sĩ tài năng. Trời không phụ lòng người, sau cả một tuần lễ miệt mài tìm kiếm cuối cùng cái khoảnh khắc trời cho ấy cũng đến với anh. Bức tranh tuyệt mĩ hiện ra trước mắt Phùng: “thuyền in một nét mơ hồn lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Không chần chừ thêm một giây phút nào, Phùng giơ máy ảnh lên bấm liên thanh. Bức tranh là sự hòa quyện tuyệt vời giữa đường nét và ánh sáng. Bức tranh đó đã làm Phùng thỏa mãn, bức tranh tuyệt mĩ, như mực tàu đó chính là điều người nghệ sĩ đang tìm kiếm bấy lâu nay.

Không chỉ là một người nghệ sĩ tài năng, mà Phùng còn là người biết rung cảm trước cái đẹp. Trước bức tranh tuyệt mĩ đó, Phùng đã thực sự bị làm cho rung động, và anh liên tưởng đến câu nói “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Và trong giây phút đó, anh tưởng như “mình vừa khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn”. Anh cảm thấy hân hoan hạnh phúc không chỉ bởi đã hoàn thành công việc được giao, mà cao hơn chính là anh đã dùng trọn vẹn tâm hồn mình để khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp giữa thiên nhiên và cuộc đời. Đó là vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện đến vô ngần. Vẻ đẹp đó khiến cho tâm hồn Phùng được gột rửa, thanh lọc trở nên đẹp đẽ hơn.

Với bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Người nghệ sĩ phải lao động nghiêm túc, miệt mài và không ngừng sáng tạo mới có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Không chỉ phản ánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Phùng còn thể hiện cái nhìn về cuộc sống của nhà văn. Sau bức tranh tuyệt mĩ kia điều Phùng nhìn thấy chính là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, người chồng lặng lẽ dùng dây lưng đánh túi bụi vào người phụ nữ cao lớn, mặt rỗ. Chị lặng im không hề phản kháng. Đằng sau cái đẹp toàn thiện, toàn bích kia lại có một khung cảnh hiện thực đến đau lòng. Điều đó làm cho Phùng không khỏi bất ngờ, choáng váng. Anh nhanh chóng, vứt chiếc máy ảnh – điều quan trọng nhất đối với một nhiếp ảnh gia, đến để cứu người phụ nữ kia. Nhưng chưa kịp ra đến nơi, anh đã thấy thằng Phác xông ra che chở cho người mẹ.

Không chỉ chứng kiến bạo hành trong một lần, mà Phùng còn lần thứ hai chứng kiến người chồng ra tay đánh đập dã man người vợ. Người đàn bà vẫn nhẫn nhục chịu đánh, không một lời kêu than, oánh trách. Lần này anh không ngạc nhiên như lần đầu, hành động mau lẹ và quyết liệt hơn, anh xông thẳng vào can ngăn, để chấm dứt hành động tội ác của người chồng. Đồng thời anh cũng nhận ra rằng, đằng sau bức tranh tuyệt mĩ ấy vẫn còn tồn tại cái xấu, cái ác và bi kịch.

Ngoài ra, Phùng còn là người luôn có ý thức để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Là người nhìn ra bức tranh với vẻ đẹp toàn bích, lại cũng là người chứng kiến cảnh bạo hành, rồi được nghe người đàn bà tâm sự, Phùng nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống. Thì ra đằng sau bức tranh danh họa đó là biết bao thân phận éo le, bước ra khỏi chiến tranh họ chật vật, khổ sở để mưu sinh. Phùng càng hiểu hơn người đàn bà kia, đằng sau sự xấu xí lại là một tâm hồn thánh thiện, một tình mẫu tư thiêng liêng. Vì con người phụ nữ ấy sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Quá trình tự nhận thức đó chính là quá trình Phùng không ngừng hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Trong cuộc sống luôn tồn tại những xấu tốt đúng sai, đôi khi không thể phân định rạch ròi. Mỗi chúng ta khi nhìn nhận bất cứ vấn đề gì cũng cần có cái nhì đa chiều, để phát hiện đúng bản chất của cuộc sống đa chiều. Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về con người và nghệ thuật. Những thông điệp đó có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, tu dưỡng. Đối với cuộc sống đa đoan, phức tạp phải nhìn nhận kĩ lưỡng, nhiều chiều để đưa ra những nhận xét đúng đắn nhất.

Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - mẫu 8

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút viết truyện ngắn hàng đầu của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong số những tác phẩm của ông có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngòai xa” in đậm phong cách tự sự – triết lý của ông. Với ngôn ngữ giản dị, đời thường truyện kể lại chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng với những chiêm nghiệm sâu sắc về thực tế nghệ thuật và cuộc sống của anh. Nhân vật Phùng trong tác phẩm điển hình cho kiểu xây dựng nhân vật độc đáo của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đó là kiểu nhân vật nhận thức với những cuộc đấu tranh tâm lý rất phức tạp.

Cũng như trong những sáng tác của Nam Cao có nhân vật Thứ trong “Giăng sáng”, Hộ trong “Đôi mắt” hay Độ trong “Đời thừa” là những nhân vật thể hiện những phát ngôn về nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Thì nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng được nhà văn Nguyễn Minh Châu xây dựng là nhân vật thể hiện phát ngôn của mình. Tác giả giới thiệu nhân vật Phùng là một người nghệ sĩ say mê cái đẹp và có trách nhiệm với chính nghề nghiệp của mình. Trước khi là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng từng là một người lính đấu tranh với quân thù ngoài chiến trường ác liệt, vào sinh ra tử trên mặt trận để bảo vệ chính nghĩa cũng như bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Sau khi hòa bình lập lại anh là một người nghệ sĩ, một nhiếp ảnh gia với tâm hồn say mê cái đẹp và tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp của mình. Trong tác phẩm Phùng được anh trưởng phòng kỹ lưỡng chọn ra giao cho một nhiệm vụ quan trọng là hoàn thành bộ ảnh cho cuốn lịch năm ấy. Anh đã có trong tay 11 tấm hình tuyệt đẹp về cảnh sắc thiên nhiên nên khi được giao nhiệm vụ anh quyết định về vùng biển miền trung để chụp tấm thứ 12 còn lại cho bộ lịch hoàn chỉnh. Đây chính tỏ Phùng không phải là một người giản đơn hay qua loa với công việc của mình. Tác cũng muốn nói lên phẩm chất đáng quý của người dân lao động.

Phùng là người nghệ sĩ tài năng biết thưởng thức và say mê cái đẹp, khi anh phát hiện được bức tranh thiên nhiên giàu tính nghệ thuật: “Trước mặt Phùng là khung cảnh thiên nhiên như một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”, “mũi thuyền in một nét mơ hồ”, “vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắc trên mũi thuyền khum khum như hướng vào bờ”. Đây như một cảnh đắt trời cho, Nguyễn Minh Châu như sử dụng bút lực thật mạnh mẽ, tác giả như có độ am hiểu sâu về nghệ thuật hội họa, nhạy cảm trước vẻ đẹp của nghệ thuật khi miêu tả được vẻ đẹp tuyệt đỉnh “toàn bích” của một cảnh đẹp thông qua một câu văn như thế này.

Câu văn tiếp theo là những hình ảnh cụ thể: “mũi thuyền troi trong bầu sương mù”, “vài bóng người lớn và trẻ con”, có hình ảnh mắt lưới và những tấm lưới. Đây là những hình ảnh cụ thể tuy nhiên độc đáo ở chỗ nhà văn miêu tả cảnh vô cùng huyền ảo bởi có màu của sương huyền ảo lại thêm những ánh nắng ban mai chiếu vào, cảnh tĩnh bởi con thuyền đang im phăng phắc như cũng động bởi con thuyền đang từ từ tiến thẳng vào bờ. Phùng phải là một người nghệ sĩ tài năng mới có sự cảm nhận trong cái đẹp và chớp được một bức ảnh “toàn bích” như thế.

Phùng là người nghệ sĩ rung động và thực sự rung động trước cái đẹp, anh liên tưởng đến một câu nới đó chính là: “Cái đẹp là đạo đức”, “tưởng chính mình đang vừa khám phá ra cái trân lý của sự hoàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Phùng là một người nghệ sĩ chân thực bởi lẽ anh hạnh phúc khi được sáng tạo, khi được lao động, khi cảm nhận được cái đẹp lãng mạn và hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc đời anh như được thanh lọc, tinh khôi. Phùng còn là một người nhân hậu khi tận mắt chứng kiến một cảnh tượng lạ lung đó là trên chiếc thuyền đẹp nhu mộng kia bỗng bước xuống một người đàn bà vô cùng xấu xí và một người đàn ông thô bạo. Người đàn ông kia kéo người đàn bà đánh đập không thương tiếc.

Ban đầu Phùng rất ngạc nhiên nhưng khi nhận ra tình huống ấy anh vứt chiếc máy ảnh ra một bên và nhảy vào định cứu giúp cho người đàn bà xấu số nhưng thằng con trai của chị đã nhanh hơn. Phùng chỉ biết đứng ngoài chứng kiến cảnh tượng ấy. Phùng chợt nhận ra một điều rằng đằng sau cái vẻ đẹp dường như toàn bích kia lại tồn tạ một cái ác, cái xấu xa đến vô đạo đức, những đau khổ, bất công vẫn luôn tồn tại thường trực trong chính cuộc sống mà Phùng nghĩ là tươi đẹp, màu sắc kia khi nó bị che phủ bởi những cái đẹp ấy. Qua đây nhà văn thể hiện thông điệp của mình muốn gửi gắm đến người đọc đó chính là: đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình tượng bên ngoài và vật chất bên trong và đừng vội đánh giá con người ở vẻ bề ngoài xấu xí của họ.

Qua việc xây dựng thành công nhân vật Phùng tác giả Nguyễn Minh Châu muốn mang đến cho người đọc một thông điệp về giá trị của lòng nhân đạo trong cuộc sống: Cần phải biết sống và sáng tạo vì con người, nghệ thuật chân chính là thứ nghệ thuật phải xuất phát từ con người, cuộc đời của chính họ và nó phải quay trở lại để phục vụ cho đời sống, cứu rỗi nhân sinh đây mới chính là vẻ đẹp chân chính và nghệ thuật chân chính của người nghệ sĩ.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 chọn lọc, hay khác: