Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học năm 2023
Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học năm 2023
Bài văn mẫu Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học lớp 5 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài viết tập làm văn của học sinh lớp 5 trên cả nước. Hi vọng với bài văn mẫu này, các em sẽ biết cách triển khai ý, tích lũy thêm vốn từ để viết bài văn Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học hay.
Dàn ý Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học
- Giới thiệu câu chuyện
+ Nêu tên câu chuyện
+ Nêu tên nhân vật
- Kể diễn biến của câu chuyện
- Kể kết cục của câu chuyện và nêu ý nghĩa.
Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - Vịt con xấu xí
Cứ mùa đông sang, từng đàn chim lại rủ nhau bay về phương Nam tránh đi cái lạnh giá buốt của thời tiết.
Năm ấy, hai vợ chồng chim thiên nga vừa mới sinh được một nàng thiên nga nhỏ, vì con còn quá nhỏ và yếu nên dọc đường phải nghỉ ngơi. Lo sợ rằng không thể cầm cự nổi qua quãng đường dài nên thiên nga mẹ bàn với thiên nga bố ý định nhờ vả ai đó chăm sóc rồi sang năm ghé đón thiên nga con. May thay, khi bay được một đoạn nữa thì họ gặp cô vịt đang chăm đàn con nhỏ ngang lứa với Thiên Nga con nên ngỏ lời nhờ vả. Vì thương cảnh ngộ của gia đình thiên nga mà vịt mẹ đã đồng ý, họ vui mừng cảm ơn rối rít rồi bay đi.
Thiên Nga con ở lại cùng gia đình vịt. Vì có ngoại hình khác với bầy vịt con nên nó luôn bị các bạn ức hiếp, hắt hủi rồi chê bai. Thân hình sao mà gầy guộc, cổ thì dài loằng ngoằng, lại còn vụng về, chậm chạp. Dù được vịt mẹ giải thích, khuyên răn mà bầy vịt con cũng không thôi chỉ trích nó. Thiên Nga con buồn lắm vì chẳng ai chịu chơi với nó cả. Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy mà đã đến mùa xuân ấm áp, bố mẹ thiên Nga nhỏ tới đón con. Gặp lại con sau bao tháng ngày xa cách, họ phấn khởi vô cùng khi thấy con đã trưởng thành và cứng cáp hơn nhiều, Thiên Nga con cũng vừa vui vừa buồn. Nó chạy đến bên vịt mẹ nói lời cảm ơn rồi bịn rịn chia tay các bạn vịt con, nó đã quên hết những nỗi buồn trong thời gian qua mà luyến tiếc vẫy cánh tạm biệt gia đình vịt, rồi cùng mẹ lên đường đến phương xa.
Bầy vịt con bây giờ mới chợt nhận ra đó là loài chim Thiên Nga xinh đẹp và hiền lành nhất. Chúng hối hận, xấu hổ vô cùng vì cách hành xử không tốt của mình dành cho bạn thiên Nga nhỏ. Từ đấy về sau, chúng trở nên hoà đồng và thân thiện hơn với mọi loài vật xung quanh mình.
Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - Điều ước của vua Mi - Đát
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muốn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.
Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - Điều ước của vua Mi - Đát
Mỗi câu chuyện đều mang đến cho ta một bài học quý giá. Đó có thể là bài học tri thức bổ ích, cũng có thể là bài học đạo lí làm người. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng được nghe câu chuyện “Điều ước của vua Mi - đát”. Câu chuyện đã cho em một bài học về sự tham lam của con người.
Câu chuyện kể rằng: thuở xa xưa, tại đất nước Hi Lạp xinh đẹp có một vị vua nọ nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát. Thần Đi - ô - ni - dốt biết được lòng tham không đáy của vua Mi - đát nên đã cố ý xuất hiện và cho nhà vua một bài học. Một ngày kia, khi vua Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì thần Đi - ô - ni - dốt chợt hiện ra, phán:
- Ta ban cho ngươi một điều ước, điều ước sẽ hiệu nghiệm ngay.
Nghe vậy nhà vua vô cùng mừng rỡ. Vốn tính tham lam, vua Mi - đát không ngần ngại mà ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần giữ lời hứa và ban cho Mi - đát điều ước tham lam ấy rồi biến mất. Ngay sau đó, vua Mi - đát nôn nóng muốn thử sự hiệu nghiệm của điều ước nên bẻ một cành sồi trên cây gần đó. Vua vừa chạm tay vào, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, tức thì quả táo cũng biến thành vàng nốt. Mi - đát sung sướng nghĩ rằng mình là người hạnh phúc nhất, giàu có nhất trên thế gian. Không ai có thể giàu hơn mình nữa.
Đến bữa ăn, nhà vua vẫn giữ tâm trạng vui vẻ ngồi vào bàn tiệc, chờ người hầu dọn thức ăn lên. Thế nhưng bao nhiêu là cao lương mĩ vị, bát đũa, cốc chén... trên bàn ăn đều ngay lập tức biến thành vàng khi ông ta chạm tay tới. Không một thứ nào có thể ăn được nữa. Bụng đói cồn cào, bấy giờ vua Mi - đát mới hiểu được mình vừa ước một điều ước khủng khiếp như thế nào. Trong cơn đói hành hạ và nỗi sợ hãi,vua vội vàng run run quỳ xuống khấn xin thần Đi - ô - ni - dốt:
- Xin thần thu lại điều ước để cho tôi được sống.
Một lát sau, thần Đi - ô - ni - dốt mới hiện ra, nhìn vua Mi - đát và nghiêm nghị phán:
- Nhà ngươi hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất. Lòng tham của ngươi cũng sẽ được rửa sạch.
Vua Mi - đát nhanh chóng làm theo lời thần. Quả nhiên, sau khi ngâm mình xuống dòng sông thì phép màu biến mất. Nhà vua không còn bản tính tham lam như trước nữa.
“Điều ước của vua Mi - đát” vừa là một câu chuyện hài hước, vừa là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Qua câu chuyện, em hiểu ra được nhiều điều. Không nên tham lam, tham lam sẽ không đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Ngược lại tham lam còn đem đến những hậu quả khó lường.
Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - Ông Nguyễn Khoa Đăng
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - Sự tích cây khế
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sai trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện “Cây khế”.
Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bổ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con người anh chiếm hết tài sản chỉ để lại một túp lều và cây khế. Người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hết trái này đến trái khác. Người em thấy vậy sốt ruột lắm, bèn nói với chim.
- “Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu” Thấy vậy chim bèn nói:
- “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh. Đến đó người em lấy đầy túi ba gang rồi theo chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe.
Thấy vậy, người anh liền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cũng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quả, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ. Một hôm, vợ chồng người anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diễn ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. Người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được.
Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo mất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.