Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam (3 mẫu)
Haylamdo tổng hợp và sưu tầm 3 bài văn mẫu Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam được tuyển chọn hay nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo và từ đó làm bài tập làm văn lớp 6 hay, đủ ý hơn.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 1
Nhà văn Thép mới đã miêu tả sự gắn bó giữa cây tre và con người Việt Nam trong tác phẩm Cây tre Việt Nam. Từ xưa tới nay, cây tre đã trở thành một người bạn đồng hành của con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp các làng, bản, xóm, thôn: "Dưới bóng tre giàu truyền thống, hiện lên những mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, chúng ta bảo vệ một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Dưới bóng tre xanh, qua hàng thế kỉ, người dân Việt Nam đã xây nhà, xây cửa, trồng trọt và khai hoang. Cây tre sống chung với con người, qua từng thế hệ, qua từng kiếp." Không chỉ xuất hiện mà cây tre còn trực tiếp tham gia vào cùng các công việc lao động của người dân Việt Nam: "Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau… Tre là cánh tay của người nông dân". Từ khi còn nhỏ, cây tre đã trở thành một nguồn niềm vui trong các trò chơi dân gian như chơi chuyền, đánh thẻ. Khi trưởng thành, cây tre lại là người bạn đồng hành của con người khi làm đồng ruộng hoặc đi làm vườn. Khi về già, cây tre lại trở thành người bạn tâm giao trong những lúc thong dong. Cây tre trung thành với con người giống như dân làng trung thành với quê hương của mình. Có thể thấy, cây tre đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 2
Nhà văn Thép Mới trong bài “Cây tre Việt Nam” đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người Việt Nam. Trong lao động, “Tre là cánh tay của người nông dân”. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre”, “tre” được lặp đi lặp lại càng làm rõ sự khăng khít, gắn bó bên nhau giữa trẻ và người. Trong cuộc sống tinh thần, từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương. Khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó trong chiến đấu. Tre cũng mang trong mình những phẩm chất của một người hùng bất khuất, kiên cường: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Tre vào chiến trận cũng gan dạ, kiên cường oanh liệt, lấy thân mình giữ làng nước quê hương: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Từ đây, chúng ta đã hiểu hơn về mối quan hệ khăng khít giữa cây tre và con người.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 3
Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Nhà văn đã so sánh: “Tre là cánh tay của người nông dân” để cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối người nông dân. Loài cây này đã giúp ích cho nông dân trong lao động: “vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay”. Đồng thời, cây tre cũng là một người bạn gắn bó trong đời sống tinh thần: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Từ quá khứ với hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Đến hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 4
Trong “Cây tre Việt Nam”, nhà văn Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong đời sống của con người Việt Nam. Từ bao đời nay, tre giống như một người bạn tâm tình của con người: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Không chỉ vậy, cây tre đã giúp đỡ con người trong lao động: “Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau… Tre là cánh tay của người nông dân”. Có thể thấy, tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương. Khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy. Bởi vậy mà chúng ta thêm yêu mến cây tre có lẽ cũng vì điều đó.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 5
Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre quá gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống của những con người ở làng quê. Với những bạn ở thành phố có lẽ cũng hiếm có cơ hội để được nhìn thấy cây tre thật, mà thường chỉ được biết thông qua sách vở, tivi, sách báo... Còn ở làng quê, hầu như nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Việt Nam đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã xuất hiện những rặng tre kiên cố, uy nghiêm bao quanh làng. Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá rất xanh và nhỏ. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn đầy sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo sợ mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống phi thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng hay khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới. Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kỳ đâu. Dù “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Việt Nam, kiên cường, bất khuất không ngại gian khổ, khó khăn để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là biểu tượng cho những con người siêng năng cần cù, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 6
Tre - loài cây đã gắn bó với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Còn đối với riêng em, cây tre chứa đựng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Tre lúc nhỏ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Còn khi đã trưởng thành, thân tre gầy guộc, hình ống và nên trong rỗng, bên trong màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Cùng với cây đa, bến nước và sân đình, cây tre đã trở thành một phần không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh. Tre gắn bó với cuộc sống của con người. Những vật dụng được làm từ tre kể sao cho hết. Ngoài ra, măng tre được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Tre đi vào lời thơ, câu hát để trở thành kí ức tuổi thơ của mỗi người. Cây tre còn gắn bó với dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. Gậy tre, chông tre đã xung phong chống lại kẻ thù. Tre anh hùng chiến đấu và hy sinh vì độc lập của dân tộc. Tôi còn nhớ những lần được về quê, cùng các anh chị ra đồng chơi. Dưới lũy tre xanh chúng tôi ngồi chơi chắt chơi chuyền. Hay hình ảnh chiếc võng đu đưa bằng tre. Hay món canh măng mẹ nấu mỗi dịp Tết đến xuân về… Ngày hôm nay, khi đất nước ngày càng phát triển, cây tre không còn tồn tại nhiều nữa. Nhưng tre vẫn tồn tại trong kí ức của mỗi con người Việt Nam. Tôi yêu lũy tre xanh - như yêu một phần của quê hương mình. Mong rằng cây tre sẽ luôn được trân trọng, yêu quý như từ ngàn đời xưa vẫn vậy.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 7
Từ lâu đời tre đã trở thành cánh tay đắc lực giúp đỡ người nông dân Việt Nam. Tre giúp người từ những công việc lớn lao như dựng nhà, dựng cửa đến mọi công việc bình dị hàng ngày với những rổ tre, rá tre, tăm tre. Những sợi giang, chẻ, lạt mỏng manh giúp những chiếc bánh chưng ngày Tết vuông vức hơn, đẹp mắt hơn, mang hồn dân tộc. Cây tre còn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Con người từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành không lúc nào là thiếu hình bóng của tre: từ chiếc nôi đến chiếc giường,... Trên đất nước ta, sắt thép, xi măng đã nhiều hơn tre nứa nhưng giá trị to lớn của chúng sẽ mãi góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của con người Việt Nam. Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng Thánh Gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh Gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.