Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 11.
Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích
Câu 1. Hai điện tích trái dấu sẽ:
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. không tương tác với nhau.
D. vừa hút vừa đẩy nhau.
Câu 2. Chọn phát biểu sai?
A. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.
B. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
C. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau
Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về điện môi?
A. Điện môi là môi trường dẫn điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó lớn hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1
Câu 4. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
Câu 5. Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 0,3 cm.
B. 3 cm.
C. 3 m.
D. 0,03 m.
Câu 6. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. hút nhau 1 lực bằng 42 N.
B. đẩy nhau một lực bằng 42 N.
C. hút nhau một lực bằng 20 N.
D. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.
Câu 7. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 3 m.
B. 30 m.
C. 300 m.
D. 3000 m.
Câu 8. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 4,2.10-3 C.
B. 4,2.10-4 C .
C. 4,2.10-5 C .
D. 4,2.10-6 C.
Câu 9. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm
A. 5 N.
B. 0,5 N.
C. 0,05 N.
D. 0,005 N.
Câu 10. Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng
A. đẩy nhau một lực 8,1.10-4 N.
B. hút nhau một lực 8,1.10-4 N.
C. đẩy nhau một lực 4 N.
D. đẩy nhau một lực 4.10-4 N.