Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 11.
Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng
Câu 1. Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
B. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số dao động riêng của hệ.
C. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ.
D. có thêm một lực cưỡng bức tác dụng vào hệ.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khi không có ma sát con lắc dao động điều hòa với tần số riêng.
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ có hại.
C. Cơ năng của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.
D. Điều kiện xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với
A. dao động điều hòa.
B. dao động tắt dần.
C. dao động cưỡng bức.
D. dao động duy trì.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về dao động cưỡng bức?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi.
B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về dao động duy trì?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
B. Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng gọi là dao động duy trì.
C. Trong trò chơi dân gian “đánh đu”, khi người đánh đu làm cho đu dao động với biên độ ổn định thì dao động của hệ lúc đó là dao động duy trì.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. lực cản của môi trường tác dụng lên vật.
C. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 7. Một lò xo nhẹ một đầu lò xo gắn với vật nặng dao động có khối lượng m, treo đầu còn lại lò xo lên trần xe tàu lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray (các chỗ nối cách đều nhau). Con lắc dao động mạnh nhất khi tàu có tốc độ v. Nếu tăng khối lượng vật dao động của con lắc lò xo thêm 0,45 kg thì con lắc dao động mạnh nhất khi tốc độ của tàu là 0,8v. Giá trị m là
A. 0,1 kg.
B. 0,5 kg.
C. 0,8 kg.
D. 1,3 kg.
Câu 8. Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m = 250 g và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F = F0cosωt (N). Khi thay đổi ω thì biên độ dao động của viên bi thay đổi. Khi ω lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của viên bi tương ứng là A2 và A2. So sánh A2 và A2.
A.
B.
C.
D.
Câu 9. Một tàu hỏa chạy trên một đường ray, cứ cách khoảng 6,4 m trên đường ray lại có một rãnh nhỏ giữa chỗ nối các thanh ray. Chu kì dao động riêng của khung tàu trên các lò xo giảm xóc là 1,6 s. Tàu bị xóc mạnh nhất khi chạy với tốc độ bằng bao nhiêu?
A. 10 km/h
B. 14,4 km/h
C. 25,2 km/h
D. 28,8 km/h
Câu 10. Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50 cm. Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô là 1s. Nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với tốc độ là bao nhiêu?
A. 0,2 m/s.
B. 0,3 m/s.
C. 0,4 m/s.
D. 0,5 m/s.