Lý thuyết Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm hay, chi tiết
Lý thuyết Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Vật Lí lớp 9.
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Loa điện
a) Nguyên tắc hoạt động
Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
- Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.
- Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
b) Câu tạo của loa điện
- Bộ phận chính của loa điện gồm một ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E, một đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa M. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.
- Quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện:
Màng loa được gắn chặt với ống dây nên khi ống dây dao động, màng loa dao động theo và phát ra âm thanh đúng với âm thanh mà nó nhận được từ micro. Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.
2. Rơle điện từ
Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
- Cấu tạo: Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một thanh sắt non
- Ứng dụng: Làm chuông báo động
Khi đóng cửa chuông không kêu vì mạch điện 2 hở
Khi cửa hé mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2.
Ngoài ra nam châm điện và nam châm vĩnh cửu được ứng dụng trong đời sống như máy phát điện, điện thoại, la bàn, cần cẩu điện, các thiết bị ghi âm...