Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ - Kết nối tri thức
Viết: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
Đề bài: Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích.
Bài 1 (trang 74 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Lập dàn ý.
a. Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi?
b. Kể lại các bước hướng dẫn làm đồ chơi.
Bước 1(tên hoạt động)
|
Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Bước 2(tên hoạt động) |
Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Bước 3(tên hoạt động) |
Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Bước 4 (tên hoạt động) |
Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Bước 5 (tên hoạt động) |
Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm) |
Trả lời:
Hướng dẫn làm chiếc chuông gió
a. Dụng cụ vật liệu cần chuẩn bị.
- Dụng cụ: kéo, kìm, dây thừng cỡ nhỏ (dây dù), dùi đục
- Vật liệu: thanh gỗ nhỏ, vỏ sò, màu nước, cọ tô màu
b. Các bước làm đồ chơi.
- Bước 1: Dùng dùi đục để đục một lỗ nhỏ (đủ để luồn sợi dây đi qua) ở đầu của mỗi mảnh vỏ sò
- Bước 2: Cắt sợi dây thừng thành từng đoạn với hai kích cỡ khác nhau (một loại dài 20cm, một loại dài 30cm)
- Bước 3: Dùng các đoạn dây để xâu qua các mảnh vỏ sò đã được đục lỗ, sợi dây dài 20cm xâu 4 mảnh vỏ sò, sợi dây dài 30cm thì xâu 6 mảnh vỏ sò (để lại một đoạn dây ở đầu để sử dụng)
- Bước 4: Thắt nút ở các đoạn dây sát mảnh vò sò, để các mảnh sò đúng yên trên sợi dây mà không bị dồn về một phía
- Bước 5: Buộc các sợi dây có mảnh sò lên thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước (buộc xen kẽ các sợi ngắn và dài). Không buộc cách xa nhau quá, để các mảnh sò có thể va vào nhau để tạo ra âm thanh
- Bước 6: Dùng màu nước để trang trí cho thanh gỗ và các mảnh vỏ sò
- Bước 7: Buộc hai đầu của một sợi dây dài vào hài đầu thanh gỗ để treo nó lên cao. Nên treo ở vị trí rộng rãi và có gió để có thể thương xuyên tạo ra các âm thanh vui tai.
Bài 2 (trang 75 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Viết hướng dẫn làm đồ chơi theo dàn ý đã lập.
Trả lời:
Xin chào các bạn hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm chiếc chuông gió tại nhà rất đơn giản.
Để làm được chiếc chuông gió chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau kéo, kìm, dây thừng cỡ nhỏ (dây dù), dùi đục. Và các vật liệu: thanh gỗ nhỏ, vỏ sò, màu nước, cọ tô màu
Các bước làm chuông gió như sau bước 1: Dùng dùi đục để đục một lỗ nhỏ (đủ để luồn sợi dây đi qua) ở đầu của mỗi mảnh vỏ sò. Bước 2: Cắt sợi dây thừng thành từng đoạn với hai kích cỡ khác nhau (một loại dài 20cm, một loại dài 30cm). Bước 3: Dùng các đoạn dây để xâu qua các mảnh vỏ sò đã được đục lỗ, sợi dây dài 20cm xâu 4 mảnh vỏ sò, sợi dây dài 30cm thì xâu 6 mảnh vỏ sò (để lại một đoạn dây ở đầu để sử dụng). Bước 4: Thắt nút ở các đoạn dây sát mảnh vò sò, để các mảnh sò đúng yên trên sợi dây mà không bị dồn về một phía. Bước 5: Buộc các sợi dây có mảnh sò lên thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước (buộc xen kẽ các sợi ngắn và dài). Không buộc cách xa nhau quá, để các mảnh sò có thể va vào nhau để tạo ra âm thanh. Bước 6: Dùng màu nước để trang trí cho thanh gỗ và các mảnh vỏ sò. Bước 7: Buộc hai đầu của một sợi dây dài vào hài đầu thanh gỗ để treo nó lên cao. Nên treo ở vị trí rộng rãi và có gió để có thể thương xuyên tạo ra các âm thanh vui tai.
Như vậy các bạn thấy rằng chiếc chuông gió làm ở nhà thật đơn giản và rất thú vị. Các bạn hãy thử làm cho mình nhé.
Nói và nghe: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
Bài 1 (trang 76 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Dựa vào tranh minh họa và nghe kể câu chuyện nhà phát minh và bà cụ (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 100), ghi lại những sự việc chính.
Trả lời:
- HS nghe giáo viên kể chuyện.
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.
Bài 2 (trang 77 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?
Trả lời:
Ê-đi-xơn là nhà bác học tài ba người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ. Vì khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả. Khoa học được áp dụng vào việc chữa bệnh giúp con người thêm khoẻ mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học, những thứ hàng hoá phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuộc sống thêm đầy đủ, sung sướng...
Bài 1 (trang 77 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.
- Tên câu chuyện:
- Tác giả:
- Tên nhà khoa học:
- Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học:
Trả lời:
- Tên câu chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- Tác giả: Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995
- Tên nhà khoa học: Thomas Edison
- Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học: Ông là người chăm chỉ cần mẫn luôn say mê với khoa học.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 4: