Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi - Chân trời sáng tạo
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 31, 32 Luyện từ và câu
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Bài 1: Khoanh tròn từ “biển” được dùng với nghĩa gốc, gạch dưới từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển trong các câu thơ, câu văn sau:
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Nguyễn Đình Thi
b. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển.
Anh Đức
c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.
Phan Anh
Trả lời:
- Từ “biển” trong câu b được dùng với nghĩa gốc.
- Từ “biển” trong câu a và câu c được dùng với nghĩa chuyển.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Bài 2: Đặt câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.
Trả lời:
- Đặt câu: Cả biển người mênh mông đang cùng nhau đón chờ pháo hoa năm mới.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Bài 3: Đặt câu có từ “nhanh” với mỗi nghĩa sau:
a. Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, trái ngược với “chậm”.
b. Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng ngay tức khắc hoặc trong một thời gian rất ngắn.
Trả lời:
a. Bạn An chạy rất nhanh.
b. Huy nhanh nhảu giơ tay trả lời câu hỏi.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 32 Bài 4: Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của các từ sau. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển tìm được.
a. Đầu
b. Cao
Trả lời:
a.Đầu:
- Nghĩa gốc: Phần trên cùng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
- Nghĩa chuyển:
+ Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.
+ Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với cuối.
- Đặt câu:
+ Mai cài một chiếc cài tóc rất xinh trên đầu.
+ Hoa cất một chiếc gối ở trên đầu giường.
+ Đầu làng có cây hoa gạo rất to.
b. Cao:
- Nghĩa gốc: có khoảng cách bao nhiêu đó, tính từ đầu này đến cuối đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái đứng thẳng.
- Nghĩa chuyển:
+ Có khoảng cách xa với mặt đất lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác.
+ Nghĩa chuyển: hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả,...
- Đặt câu:
+ Bạn An cao một mét ba mươi.
+ Tòa nhà cao chọc trời.
+ Ông nội tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất minh mẫn.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Viết
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Bài 1: Lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,... dựa vào gợi ý (SGK, tr.48)
Trả lời:
I. Mở bài
- Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
* Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
* Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có).
Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển trong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh, (tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú,...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Chữa lỗi
Trả lời:
- Các em soát lỗi chính tả và sửa.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Tự đánh giá
Trả lời
- Các em trình bày cảm xúc của bản thân khi học bài 1.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5: