Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1.

Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Đọc: Trạng nguyên nhỏ tuổi

Nội dung chính Trạng nguyên nhỏ:

Văn bản đề cập đến câu chuyện của Trạng Hiền – trạng nguyên nhỏ tuổi. Khi bị sứ thần thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu, các quan đều không tìm được câu trả lời. Vua bèn sai một viên quan đi tìm Trạng Hiền. Nhờ trí thông minh, trạng Hiền nhanh chóng trả lời bằng một vế đối. Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nói 1 – 2 câu giới thiệu một vị trạng nguyên của nước ta mà em biết.

Trả lời:

Mạc Đĩnh Chi – người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Nhà nghèo, cha mất sớm, ông sống bằng nghề kiếm củi nuôi thân. Vốn là người có tư chất thông minh, linh lợi, ông sớm nhận ra rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới thoát khỏi cảnh nghèo khó đó. Chính vì thế mà ông ra sức học tập. Đến năm Giáp Thìn 1304, ông đỗ Trạng Nguyên.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Trạng nguyên nhỏ

Nguyễn Hiền quê ở làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường. Từ bé, cậu đã thể hiện tư chất vượt trội, học đâu hiểu đó, nên được mệnh danh là thần đồng.

Nhờ trí tuệ tinh thông, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Nhà vua thấy Trạng còn nhỏ nên cho về nhà ba năm để học lễ. Một lần, triều đình tiếp sứ thần nhà Nguyên. Nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài, sứ thần bèn thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu.

Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Họ loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. Chợt nghĩ đến vị trạng nguyên nhỏ tuổi, Vua sai một viên quan về làng Dương A gặp Nguyễn Hiền để hỏi ý kiến.

Vừa đến đầu làng, viên quan gặp ngay một đám trẻ chăn trâu. Trong đó, có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.

Trạng nguyên nhỏ tuổi lớp 5 (trang 46, 47) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Viên quan đoán cậu bé ấy là trạng Hiền nhưng vẫn ra một vế đối để thử tài. Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một về đối cứng cỏi. Viên quan phục lắm.

Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan truyền lại ý Vua. Không cần nghĩ lâu, Nguyễn Hiền bày cho các bạn cùng hát:

Tích tịch tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thì lấy giấy mà bưng

Bên thì bội mở kiến mừng kiến sang.

Quan nghe xong, biết đây chính là câu trả lời triều đình cần, bèn cáo từ trạng Hiền rồi vội vã về kinh.

Nhận được vỏ con ốc xoắn có sợi chỉ mảnh xâu qua, sử thần nhà Nguyễn phải bội phục tài trí của người dân Đại Việt.

Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước.

Theo Truyện danh nhân Việt Nam

- Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trưởng: nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Tinh thông: hiểu biết tường tận, thấu đáo và có khả năng vận dụng thành thạo.

- Bội phục: cảm phục sâu sắc.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền?

Trả lời:

Hai đoạn đầu giới thiệu quê quán và sự thông minh của Nguyễn Hiền.

Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Sứ giả thách đố vua quan nhà Trần làm gì? Vì sao?

Trả lời:

Sứ giả thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu vì nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài.

Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nhờ đâu viên quan nhận ra trạng Hiền?

Trả lời:

Viên quan nhận ra trạng Hiền nhờ thấy có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.

Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cách xâu chỉ qua vỏ ốc mà Nguyễn Hiền chỉ cho viên quan nói lên điều gì về vị trạng nguyên nhỏ tuổi?

Trả lời:

Cách xâu chỉ qua vỏ ốc mà Nguyễn Hiền chỉ cho viên quan nói lên trạng Hiền là người rất thông minh.

Câu 5 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa câu chuyện: Người có ý thức tự học, tự mài dũa bản thân mỗi ngày nhất định sẽ gặt hái nhiều thành quả lớn trong tương lai. Muốn tự học, trước hết phải bắt đầu bằng tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm thầy hiền trí, sách hay và bạn tốt cùng trau dồi.

Cùng sáng tạo

Câu hỏi (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Kể lại cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hiền bằng lời của viên quan.

Trạng nguyên nhỏ tuổi lớp 5 (trang 46, 47) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Khi đến đầu làng, tôi thấy một đám trẻ con chăn trâu trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ các bạn nặn voi bằng đất. Thấy vậy, tôt đoán ngay đó là trạng Hiền. Tuy nhiên thấy cậu còn nhỏ quá, tôi bèn nghĩ ra cách thử tài cậu một vế đối. Ai ngờ cậu đối lại được ngay. Tôi phục cậu lắm bèn truyền lại ý Vua. Không cần nghĩ lâu, cậu bày cho các bạn cùng hát câu trả lời. Nghe xong tôi vội về triều đình báo cáo.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa

Câu 1 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

a.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Nguyễn Đinh Thi

b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển.

Anh Đức

c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.

Phan Anh

– Từ "biển" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Từ “biển" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

– Đặt một câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.

Trả lời:

- Từ “biển” trong câu b được dùng với nghĩa gốc. Từ “biển” trong câu a và câu c được dùng với nghĩa chuyển.

- Cả biển người mênh mông đang cùng nhau đón chờ pháo hoa năm mới.

Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đặt câu có từ “nhanh” với mỗi nghĩa sau:

a. Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, trái ngược với “chậm".

b. Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng ngay tức khắc hoặc trong một thời gian rất ngắn.

Trả lời:

a. Bạn An chạy rất nhanh.

b. Huy nhanh nhảu giơ tay trả lời câu hỏi.

Câu 3 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Thực hiện yêu cầu:

a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của các từ sau:

đầu

cao

b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa tìm được của mỗi từ.

Trả lời:

a.

- Đầu:

+ Nghĩa gốc: Phần trên củng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.

+ Nghĩa chuyển: Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.

+ phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với cuối.

- Cao:

+ Nghĩa gốc: có khoảng cách bao nhiêu đó, tính từ đầu này đến cuối đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái đứng thẳng

+ Nghĩa chuyển: có khoảng cách xa với mặt đất lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác.

+ Nghĩa chuyển: hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả, v.v.

b.

- Đầu:

+ Mai cài một chiếc cài tóc rất xinh trên đầu.

+ Hoa cất một chiếc gối ở trên đầu giường.

+ Đầu làng có cây hoa gạo rất to.

- Cao:

+ Bạn An cao 1m4.

+ Tòa nhà cao chọc trời.

+ Ông nội tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất minh mẫn.

Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

Câu 1 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thẳng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...

Gợi ý:

Mở bài

Giới thiệu cảnh chọn tải

– Tên danh lam thắng cảnh.

– Thời điểm chọn tả.

- ?

Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc,... về cảnh chọn tả hoặc liên hệ thực tế.

Trả lời:

Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?

- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài

* Nếu đó là danh lam thắng cảnh:

- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?

- Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.

- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,...

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

* Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:

- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.

- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có).

Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển trong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh, (tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú,...),...

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

III. Kết bài

- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Bài văn mẫu tham khảo:

Là nơi địa linh, Hạ Long tập trung được trên một vùng lòng chảo rộng lớn hàng trăm hàng nghìn đảo lớn nhỏ với đủ các dáng hình. Có hòn đảo trông như những con rùa khổng lồ thả nổi trên mặt nước. Có đảo lại trông tựa người phụ nữ đang ngóng trông chồng.

Các đảo nơi đây không chỉ đứng chơ vơ, tách rời và biệt lập mà còn tập trung túm tụm lại với nhau, uốn lượn từng khúc, từng khúc, nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ đang cuộn mình trên mặt biển xanh.

Đi vào từng hòn đảo ta càng ngạc nhiên và thích thú khi chiêm ngưỡng những hang động thiên tạo. Một sản phẩm của sự kết hợp đá và nước. Vào hang chúng ta như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. Trên vòm hang cao, rộng hình thành vô số vết lõm tròn như dấu chân của trăm ngàn con voi khổng lồ. Dưới mặt đất, những mảng đá, núi đá thi nhau mọc lên nhọn hoắt như lưỡi mác. Chúng tập kết lại với nhau tạo thành một rừng chông thiên nhiên trên mặt đất. Đỏ rực và lung linh. Thiên nhiên vốn đã kì lạ lại được con người khoác thêm vẻ lung linh, huyền ảo nhờ ánh đèn trông lại càng kì vĩ và hấp dẫn...

Hạ Long đẹp không chỉ bởi những hòn đảo thơ mộng hay những hang động gây "sửng sốt". Nhưng nếu không có chúng thì sẽ không tạo nên một Hạ Long quyến rũ và say người như hiện nay.

Vịnh Hạ Long là một trong số ít những cảnh đẹp nổi tiếng thế giới ở nước ta. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam về một nơi thiên nhiên ưu đãi con người. Em yêu Hạ Long và mong nơi đây mãi giữ được vẻ đẹp long lanh hài hòa đá nước.

Câu 2 (trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:

Từ ngữ gợi tả

Hình ảnh so sánh

Hình ảnh nhân hoả

?

Trả lời:

Em chia sẻ trong nhóm.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Sưu tầm và kể cho người thân nghe một mẫu chuyện về Nguyễn Hiền.

Trả lời:

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: