Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi - Kết nối tri thức
Viết: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2)
Viết chương trình cho 1 trong 2 hoạt động dưới đây:
- Quyên góp ủng hộ đồng bào vũng lũ lụt.
- Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 55 Bài 1: Viết.
Trả lời:
* Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.
Chương trình “Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt” (1) Mục đích – Phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách, đoàn kết san sẻ trong lúc hoạn nạn khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào Việt Nam. – Khắc phục trước mắt những hậu quả để lại của đồng bào vùng lũ lụt do thiên tai gây ra, ổn định tạm thời các nhu yếu phẩm cơ bản, cấp thiết. (2) Thời gian và địa điểm – Thời gian: Từ 07 giờ 40 phút đến 12 giờ 10 phút ngày 14 tháng 05 năm 2025. – Địa điểm: Phòng Hội đồng – Trường Tiểu học ………………….. (3) Chuẩn bị – Thông báo cho giáo viên, học sinh các lớp mang sách vở cũ, quần áo cũ,… rồi phân loại, đóng gói theo tập thể lớp. Bên ngoài các kiện hàng ủng hộ có đánh dấu tên lớp để thuận tiện kiểm kê, báo cáo. – Giáo viên chủ nhiệm phụ trách tập hợp đầu mối các nguồn quyên góp của lớp mình, gửi về phòng Hội đồng trường trong thời gian quy định. – Phân công giáo viên Tổng phụ trách liên hệ với UBND địa phương nơi có lũ lụt để thông tin việc quyên góp và gửi quyên góp địa chỉ theo đường bưu điện. – Hoàn tất báo cáo về việc quyên góp và công bố tới các lớp, toàn trường. (4) Kế hoạch thực hiện
Người lập chương trình Kí và ghi rõ họ tên Nhiên Đào An Nhiên |
* Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
(20 tháng 11).
Chương trình “Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11)” (1) Mục đích – Chào mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tạo cơ hội để học sinh bày tỏ lòng biết ơn, tri ân, yêu mến tới thầy cô giáo trong nhà trường; góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tình cảm, tinh thần cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. – Xây dựng và ươm mầm tài năng âm nhạc, văn hoá văn nghệ; tìm hiểu các bài hát xây dựng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhớ công lao người dạy dỗ; tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa tập thể học sinh, giáo viên. (2) Thời gian và địa điểm – Thời gian: Từ 7 giờ 40 phút đến 12 giờ 10 phút ngày 17 tháng 05 năm 2025. – Địa điểm: Sân trường – Trường Tiểu học ………………….. (3) Chuẩn bị – Lên kế hoạch thông báo và phát động chương trình hội diễn văn nghệ. – Các lớp giới thiệu học sinh có tố chất, nguyện vọng tham gia hội diễn văn nghệ, tổ chức thành lập đội văn nghệ theo khối. Tiến hành tập luyện trước thời gian diễn ra chương trình khoảng 1 tháng. Có thể đăng kí văn phòng Đội mượn loa, đài, micro và sân khấu để tập diễn. – Đội văn nghệ của khối tự kê khai, tự thuê đồ (có hoá đơn, chứng từ thuê đồ, biểu giá cho từng món đồ thuê) rồi gửi văn phòng Đội để được hoàn phí, hỗ trợ thuê đồ cho các khối. Nguồn trích từ quỹ Đội. (4) Kế hoạch thực hiện
Người lập chương trình Kí và ghi rõ họ tên Nhiên Đào An Nhiên |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 55 Bài 2: Ghi lại các nội dung em muốn sửa chữa.
Trả lời:
- Em soát bài và ghi lại các nội dung mình muốn chỉnh sửa:
+ Chuẩn bị
+ Thời gian diễn ra hoạt động
+ Nội dung hoạt động; người phụ trách hoạt động.
Nói và nghe: Sản vật địa phương
Yêu cầu: Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương.
- Tên gọi:
- Sản vật đó có ở địa phương nào?
- Sản vật đó có đặc điểm gì độc đáo?
- Sản vật đó được sử dụng như thế nào?
Trả lời:
- Tên gọi: phở Hà Nội
- Sản vật đó có ở địa phương: Hà Nội
- Sản vật đó có đặc điểm độc đáo: Cũng là phở nhưng phở Hà Nội có hương vị độc đáo nhờ nước dùng có vị ngọt thanh, trong vắt được ninh từ xương của trâu hoặc bò.
- Sản vật đó được sử dụng: Khi ăn kèm hành lá, giấm ớt, rau xanh, ớt trưng,… tạo nên hương vị phở hoàn hảo, không nơi đâu có được. Phở dùng ăn liền trực tiếp, ăn khi còn nóng và tra thêm gia vị.
Trả lời:
- Em ghi lại những nhận xét, góp ý của thầy cô về phần giới thiệu của mình.
Vận dụng
- Đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ có tên là gì, ở địa phương nào?
- Đồ dùng hoặc đồ thủ công đó dùng để làm gì?
- Em thích nhất điều gì ở đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ đó? Vì sao?
Trả lời:
- Tên gọi: Hương (của người H’Mông).
- Nguyên liệu: làm từ rễ cây rừng
- Điểm em yêu tích: hương thơm lâu, an toàn cho sức khoẻ
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5: