X

Giải vở bài tập Tiếng Việt 5

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 17: Nghìn năm văn hiến - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 17: Nghìn năm văn hiến sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 17: Nghìn năm văn hiến - Kết nối tri thức

Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ và kết từ

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 65 Bài 1: Gạch dưới đại từ nghi vấn trong các câu đố dưới đây và giải đố.

a. Đố ai trên Bạch Đằng Giang

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời

Phá quân Nam Hán tơi bời

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?

(Là ..............................................)

b. Bánh gì vuông vức chữ điền

Áo màu lá biếc dây viền dọc ngang

Hương xuân vị Tết nồng nàn

Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?

(Là ..............................................)

Trả lời:

a. Đại từ nghi vấn hỏi về người: ai

    Giải đố: Ngô Quyền.

b. Đại từ nghi vấn hỏi về vật: gì

    Giải đố: bánh chưng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 65 Bài 2: Chọn từ (đây, kia, này) điền vào chỗ trống thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn dưới đây:

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu Long Biên ................... trông như một con rồng sắt khổng lồ. Cầu Long Biên ................... là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 17: Nghìn năm văn hiến | Kết nối tri thức

Trả lời:

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu này trông như một con rồng sắt khổng lồ. Đây là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 66 Bài 3: Chọn kết từ (mà, cho, như, tuy ... nhưng ...) điền vào chỗ trống.

a. Con người có tổ có tông

................. cây có cội, ................. sông có nguồn.

b. Bầu ơi thương lấy bí cùng

................. rằng khác giống ................. chung một giàn.

c. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời ................. nói ................. vừa lòng nhau.

d. Công cha ................. núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ ................. nước trong nguồn chảy ra.

e. Công cha ................. núi ngất trời

Nghĩa mẹ ................. nước ngời ngời Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

   Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!

Trả lời:

a.             Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

b.              Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

c.              Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời  nói cho vừa lòng nhau.

d.              Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

e.               Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 66 Bài 4: Viết đoạn văn (3 – 5 câu) giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc, trong đó có sử dụng đại từ và kết từ.

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng dân tộc Việt Nam sáng ngời. Người tiên phong tìm đường cứu nước, Người đem lí tưởng cách mạng đúng đắn lãnh đạo quân và dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập thành công. Không những vậy, Người được suy tôn làm chủ tịch, là lãnh tụ, vị cha già của toàn dân tộc. Vì Người sinh ra trong thời chiến, hoạt động hết mình và ra đi khi thời bình được lập lại nên nói ơn Người để lại cho Việt Nam ta là không thể kể xiết.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 66 Bài 5: Đặt câu hỏi có đại từ nghi vấn cho phần in đậm trong mỗi câu dưới đây:

a. Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938.

b. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

c. Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Trả lời:

a. Ai đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938?

b. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở đâu?

c. Cái gì được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta?

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 67 Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 91) và thực hiện yêu cầu.

a. Đoạn văn nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó?

b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn bằng cách hoàn chỉnh thông tin trong bảng.

Mở đầu

Từ câu: ......................... đến câu: .........................

Triển khai

Từ câu: ......................... đến câu: .........................

Kết thúc

Từ câu: ......................... đến câu: .........................

c. Nối nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

Phần

 

Nội dung

Mở đầu

 

Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành về sự việc.

Triển khai

 

Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc.

Kết thúc

 

Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng.

d. Hoàn thành sơ đồ dưới đây để trả lời câu hỏi: Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?

Cần bảo vệ di sản của cha ông để lại

Lí do: .................

...........................

Dẫn chứng thứ nhất: ......................................

........................................................................

Dẫn chứng thứ hai: ........................................

........................................................................

Trả lời:

a. Đoạn văn trên nói về sự việc: Lớp của một bạn học sinh thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. Có một bạn nêu ra ý kiến cần bảo vệ di sản của cha ông để lại. 

- Người viết có ý kiến tán thành với sự việc được nêu ra.

b.

Mở đầu

Từ câu: “Hôm nay...” đến câu: “Tôi rất tán thành ý kiến này.”

Triển khai

Từ câu: “Di sản là tài sản…” đến câu: “Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại.”

Kết thúc

Câu cuối

c. Em chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 17: Nghìn năm văn hiến | Kết nối tri thức

d.

Cần bảo vệ di sản của cha ông để lại

Lí do:

+ Di sản là tài sản quý báu của cha ông, trao truyền thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước.

+ Từ những di sản của cha ông, chúng ta thấy lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dẫn chứng thứ nhất: Tôi và bạn nhìn thấy di sản qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội,…

Dẫn chứng thứ hai:

+ Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức lao động thậm chí cả xương máu.

+ Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó.

Dẫn chứng thứ ba: Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 69 Bài 2: Theo em, cần nêu ý kiến tán thành về một sự việc, hiện tượng như thế nào để có sức thuyết phục?

Trả lời:

- Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng:

+ Đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng phải đảm bảo có đủ 3 phần, gồm có: mở đầu, triển khai, kết thúc.

+ Để ý kiến tán thành có sức thuyết phục, em phải đưa ra được các lí do giải thích chọn lọc, dễ hiểu và có liên quan trực tiếp đến việc đồng ý hay không đồng ý với sự việc, hiện tượng.

+ Phải có các dẫn chứng thuyết phục để giải thích và bảo vệ lí do mà mình đưa ra. Dẫn chứng sinh động, gần gũi dễ hiểu và cụ thể.

Vận dụng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 69 Bài 1: Trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực đối với học sinh.

- Tên của chương trình truyền hình đó là gì?

- Chương trình truyền hình đó nói về sự việc gì?

- Vì sao chương trình truyền hình đó lại có tác động tích cực đối với học sinh?

Trả lời:

- Em trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực đối với học sinh. Ví dụ:

+ Tên của chương trình: Khám phá khoa học

+ Chương trình truyền hình đó nói về: những kiến thức khoa học, tự nhiên

+ Chương trình truyền hình đó có tác động tích cực đối với học sinh vì nó cung cấp những kiến thức khoa học trong thực tế, ngoài nội dung trong sách vở cho các em.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 69 Bài 2: Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam.

- Tên sách báo:

- Tên danh nhân được nói tới:

- Những đóng góp nổi bật của danh nhân:

Trả lời:

- Tên sách báo: Bác Hồ – tấm gương mẫu mực về sự giản dị

- Tên danh nhân được nói tới: chủ tịch Hồ Chí Minh

- Những đóng góp nổi bật của danh nhân:

+ Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: