Vở bài tập Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo trang 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 Ôn tập cuối năm
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 Ôn tập cuối năm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 3.
- Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Ôn tập các số trong phạm vi 100 000
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 1
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 2
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 3
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 4
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Bài 5
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Bài 6
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Thử thách
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Vui học
- Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84, 85, 86 Ôn tập các phép tính
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 1
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 2
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 3
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 4
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 5
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 6
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 7
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Bài 8
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Bài 9
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Khám phá
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Vui học
- Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87, 88, 89 Ôn tập hình học và đo lường
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài 1
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài 2
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài 3
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 4
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 5
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 6
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 7
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Bài 8
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Thử thách
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Vui học
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Hoạt động thực tế
- Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 90 Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 90 Bài 1
- - Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 90 Bài 2
- Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 91 Thực hành và trải nghiệm: Hội chợ
Vở bài tập Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo trang 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 Ôn tập cuối năm
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Ôn tập các số trong phạm vi 100 000
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 1: a) Đọc số: 68 754, 90 157, 16 081, 2 023, 495.
b) Viết số.
Bảy mươi nghìn sáu trăm ba mươi tám: ……………….
Chín trăm linh năm: ………………
Sáu nghìn hai trăm bảy mươi: ……………….
Một trăm nghìn: ………………..
c) Viết số thành tổng (theo mẫu).
Mẫu: 36 907 = 30 000 + 6 000 + 900 + 7.
741 = …………………………………………………..
2 048 = …………………………………………………
54 692 = ………………………………………………..
Lời giải:
Em đọc và viết số theo thứ tự từ trái sang phải. Xác định số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết thành tổng theo mẫu
a) Đọc số:
68 754: sáu mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi tư
90 157: chín mươi nghìn một trăm năm mươi bảy
16 081: mười sáu nghìn không trăm tám mươi mốt
2 023: hai nghìn không trăm hai mươi ba
495: bốn trăm chín mươi lăm
b) Viết số.
Bảy mươi nghìn sáu trăm ba mươi tám: 70 638
Chín trăm linh năm: 905
Sáu nghìn hai trăm bảy mươi: 6 270
Một trăm nghìn: 100 000
c) Viết các số thành tổng:
+ Số 741 gồm 7 trăm, 4 chục, 1 đơn vị
Do đó: 741 = 700 + 41 + 1
+ Số 2 084 gồm 2 nghìn, 8 chục, 4 đơn vị
Do đó: 2 084 = 2 000 + 80 + 4
+ Số 54 692 gồm 5 chục nghìn, 4 nghìn, 6 trăm, 9 chục, 2 đơn vị
Do đó: 54 692 = 50 000 + 4 000 + 600 + 90 + 2
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 2:Số?
Lời giải:
- Các dãy số trên được viết theo thứ tự tăng dần, ở câu a, số đứng sau hơn số đứng trước 10 000 đơn vị; ở câu b số đứng sau hơn số đứng trước 5 000 đơn vị
- Ở câu a, ta cần đếm thêm 10 000 đơn vị và điền các số thích hợp vào chỗ trống. Như vậy các số cần điền lần lượt là: 70 000; 80 000; 90 000; 100 000
Ở câu b, ta cần đếm thêm 5 000 đơn vị và điền các số thích hợp vào chỗ trống. Như vậy các số cần điền là 85 000; 90 000; 95 000; 100 000
Ta điền như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 3:
a) Số 91 171 đọc là chín mươi mốt nghìn một trăm bảy mươi mốt.
b) Số tám nghìn không trăm năm mươi tư viết là 80 504.
c) Số gồm 3 chục nghìn và 3 chục viết là 3 030.
d) 2 050 = 2 000 + 50.
Lời giải:
Em cần đọc và viết các số theo thứ tự từ trái sang phải; xác định giá trị của mỗi số và viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị
a) Số 91 171 đọc là chín mươi mốt nghìn một trăm bảy mươi mốt.
b) Số tám nghìn không trăm năm mươi tư viết là 80 504.
Vì số tám nghìn không trăm năm mươi tư viết đúng là 8 054
c) Số gồm 3 chục nghìn và 3 chục viết là 3 030.
Số gồm 3 chục nghìn và 3 chục viết đúng là 30 030.
d) 2 050 = 2 000 + 50.
do số 2 050 gồm 2 nghìn, 5 chục nên 2 050 = 2 000 + 50.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82 Bài 4: Nối số phù hợp với mỗi tổng.
Lời giải:
Ta cần tính tổng rồi nối với kết quả phù hợp
Ta có:
20 000 + 700 = 20 700
20 000 + 7 000 = 27 000
20 000 + 7 = 20 007
20 000 + 70 = 20 070
Ta nối các kết quả vừa tính được với các số ở cột bên như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Bài 5: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
a) Số liền trước của số 10 000 là:
A. 99 999 B. 9 999 C. 10 001
b) Số 20 760 là:
A. số tròn chục nghìn B. số tròn nghìn C. số tròn chục
c) Làm tròn số 45 279 đến hàng chục nghìn thì được số:
A. 40 000 B. 45 000 C. 50 000
d) Số lớn nhất có năm chữ số là:
A. 10 000 B. 99 999 C. 100 000
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: B
Số liền trước của số 10 000 là số đứng ngay trước số 10 000 và kém số 10 000 một đơn vị. Số đó là số 9 999
b) Đáp án đúng là: C
Số 20 760 gồm 2 chục nghìn, 7 trăm, 6 chục. Do đó số 20 760 là số tròn chục
c) Đáp án đúng là: C
Số 45 279 có chữ số hàng nghìn là 5, do đó khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn, ta thêm 1 vào chữ số hàng chục nghìn, các chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị đều là chữ số 0
Do đó số 45 279 làm tròn đến hàng chục nghìn được số 50 000
d) Đáp án đúng là: B
Số lớn nhất có năm chữ số là số 99 999
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Bài 6:Sắp xếp các số 54 726, 9 895, 56 034, 54 717 theo thứ tự từ bé đến lớn:
………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
- Số 9 895 là số có 4 chữ số
- Số 54 726; 56 034; 54 717 là số có 5 chữ số. Cả ba số này đều có chữ số hàng chục nghìn là 5
+ Số 54 726 và số 54 717 đều có chữ số hàng nghìn là 4 và chữ số hàng trăm là 7. Số 54 726 có chữ số hàng chục là 2 và số 54 717 có chữ số hàng chục là 1. Do 2 > 1 nên 54 726 > 54 717
+ Số 56 034 có chữ số hàng nghìn là 6
So sánh các số, ta có: 9 895 < 54 717 < 54 726 < 56 034
Vậy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: 9 895, 54 717, 54 726, 56 034.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Thử thách: Nối tấm bìa các con vật đang giữ với tấm bìa có dấu .?. để được các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé
Lời giải:
- So sánh số trong các tấm bìa bên dưới
+ Số 31 710 và 37 014 đều có chữ số hàng chục nghìn là 3. Số 31 710 có chữ số hàng nghìn là 1; số 37 014 có chữ số hàng nghìn là 7. Do 1 < 7 nên 31 710 < 37 014
+ Số 41 370 có chữ số hàng chục nghìn là 4
+ Số 74 301; 73 401 và 71 403 đều có chữ số hàng chục nghìn là 7. Số 74 301 có chữ số hàng nghìn là 4, số 73 401 có chữ số hàng nghìn là 3, số 71 403 có chữ số hàng nghìn là 1. Do 1 < 3 < 4 nên 71 403 < 73 401 < 74 301
So sánh các số ta có: 74 301 > 73 401 > 71 403 > 41 370 > 37 014
Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé ta được: 74 301; 73 401; 71 403; 41 370; 37014
Vậy ta nối như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83 Vui học: Trò chơi
Nói các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn (trong phạm vi 100 000)
Thực hiện theo nội dung SGK
Lời giải:
Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn trong SGK:
Đây là trò chơi dành cho cả lớp.
- Lần lượt từng bạn, mỗi bạn nói một số theo yêu cầu của quản trò.
Ví dụ:
+ Quản trò: “Nói các số tròn nghìn từ bé đến lớn, bắt đầu từ 80 000”.
+ Các bạn lần lượt nói các số: 80 000, 81 000, 82 000, …, 100 000.
- Nếu bạn nào nói sai thì bạn đó dừng chơi. Sau một số lượt chơi, các bạn nói sai làm các động tác theo lời một bài hát (cả lớp hát).
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84, 85, 86 Ôn tập các phép tính
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a) 37 652 + 4 239 b) 77 208 – 68 196
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c) 10 813 × 6 d) 8 438 : 7
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lời giải:
Em thực hiện đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học
Kết quả của các phép tính như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 2: Tính nhẩm.
a) 2 × (3 000 + 2 000) b) 12 000 : 3 : 4
c) 19 000 – 3 000 × 3 d) (10 000 – 10 000) : 8
Lời giải:
- Biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
a) 2 × (3 000 + 2 000) = 2 × 5 000 = 10 000
b) 12 000 : 3 : 4 = 4 000 : 4 = 1 000
c) 19 000 – 3 000 × 3 = 19 000 – 9 000 = 10 000
d) (10 000 – 10 000) : 8 = 0 : 8 = 0
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 3: Số?
a) 1 200 + ……………. = 2 000 b) ………… – 1 700 = 1 800
c) …………… × 5 = 2 000 d) ………… : 3 = 800
Lời giải:
a) Muốn tìm một số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại
Số cần tìm là:
2 000 – 1 200 = 800
Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 800
b) Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
Số cần tìm là:
1 800 + 1 700 = 3 500
Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 3 500
c) Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại
Số cần tìm là:
2 000 : 5 = 400
Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 400
d) Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia
Số cần tìm là:
800 × 3 = 2 400
Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 2 400
Các phép tính được hoàn thiện như sau:
a) 1 200 + 800 = 2 000 b) 3 500 – 1 700 = 1 800
c) 400× 5 = 2 000 d) 2 400 : 3 = 800
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84 Bài 4: Nối số phù hợp với mỗi câu.
Lời giải:
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
- Muốn thêm a đơn vị vào một số ta lấy số đó cộng với a.
- Muốn giảm đi b đơn vị ở một số ta lấy số đó trừ đi b
* Số 618 gấp lên 3 lần, ta được số:
618 × 3 = 1 854
* Số 618 giảm đi 3 lần, ta được số:
618 : 3 = 209
* Thêm 236 đơn vị vào số 618, ta được số:
618 + 236 = 854
* Bớt 433 đơn vị ở số 618, ta được số:
618 – 433 = 185
Ta nối như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 5: Chọn ý trả lời đúng.
a) Kết quả của phép tính 21 724 × 4 là:
A. 86 896 B. 84 896 C. 84 886
b) Giá trị của biểu thức 1 850 – 850 : 5 là:
A. 200 B. 1 833 C. 1 680
c) Khối lớp 3 của một trường tiểu học có 7 lớp. Nếu có thêm 1 học sinh lớp 3 nữa thì mỗi lớp vừa đủ 35 em. Khối lớp 3 của trường đó có:
A. 244 học sinh B. 245 học sinh C. 246 học sinh.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A
21 724 × 4 = 86 896
b) Đáp án đúng là: C
Nếu trong biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân, chia trước.
1 850 – 850 : 5 = 1 850 – 170 = 1 680
c) Đáp án đúng là: A
Nếu thêm 1 học sinh nữa thì số học sinh của khối lớp 3 là:
35 × 7 = 245 (học sinh)
Khối 3 của trường đó có số học sinh là:
245 – 1 = 244 (học sinh)
Đáp số: 244 học sinh
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 6: Anh Hai đặt kế hoạch mỗi ngày chạy được 2 km. Hôm nay anh Hai chạy 6 vòng xung quanh một sân tập thể thao hình chữ nhật có chiều dài 115 m, chiều rộng 75 m. Hỏi ngày hôm nay anh Hai có đạt được kế hoạch đã đề ra không?
Lời giải:
Quãng đường anh Hai chạy được bằng 6 lần chu vi hình chữ nhật.
Chu vi hình chữ nhật là:
(115 + 75) × 2 = 380 (m)
Quãng đường anh Hai chạy được là:
380 × 6 = 2 280 m.
Đổi: 2 km = 2 000 m
So sánh: 2 280 và 2 000. Ta thấy số 2 280 và số 2 000 đều có chữ số hàng nghìn là 2, số 2 280 có chữ số hàng trăm là 2, số 2 000 có chữ số hàng trăm là 0.
Do 2 > 0 nên 2 280 > 2 000
⇒ Quãng đường anh Hai chạy được lớn hơn kế hoạch.
Vậy: Anh Hai đã đạt được kế hoạch đề ra.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 7: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
Lời giải:
Phân tích bài toán: Đề bài cho con lợn nặng 160 kg, con bò nặng gấp 3 lần con lợn (con lợn: 1 phần, con bò: 3 phần. Như vậy con bò nặng gấp 3 lần con lợn). Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
Cân nặng của con bò là:
160 × 3 = 480 (kg)
Tổng số cân nặng của cả con lợn và con bò là:
480 + 160 = 640 (kg)
Đáp số: 640 kg
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Bài 8: a) Dùng cả năm chữ số 3, 4, 1, 5, 7 để viết:
Số lớn nhất có năm chữ số: ……………………
Số bé nhất có năm chữ số: …………………….
b) Tính tổng hai số vừa viết: …………………….
Lời giải:
a) Ta có: 1 < 3 < 4 < 5 < 7
Từ 5 chữ số trên, ta lập được:
Số lớn nhất có năm chữ số: 75 431
Số bé nhất có năm chữ số: 13 457
b) Tổng của hai số trên là:
75 431 + 13 457 = 88 888.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Bài 9: Viết chữ số thích hợp vào ô trống
Lời giải:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Khám phá: Số?
Có một loài chuột túi khi mới sinh ra chỉ nặng 1 g nhưng khi trưởng thành nặng đến 90 kg. Chuột túi trưởng thành gấp ……….. lần lúc mới sinh.
Lời giải:
Đổi: 90 kg = 90 000 g.
Chuột túi khi trưởng thàng có cân nặng gấp cân nặng lúc mới sinh số lần là
90 000 : 1 = 90 000 (lần)
Đáp số: 90 000 lần
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 86 Vui học:Đất nước em
Em tìm hiểu rồi viết vào chỗ chấm
Đường biên giới nước ta trên đất liền dài khoảng ………………
Lời giải:
Đường biên giới nước ta trên đất liền dài khoảng 4 639 km.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87, 88, 89 Ôn tập hình học và đo lường
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài 1: Số?
a) 1 m = ............ dm 1 km = ............ m
= ............ cm 1 dm = ............ cm
= ............ mm 1 cm = ............ mm
b) 1 kg = ............ g
1 l = ............ ml
c) 1 năm = ............ tháng Các là tháng có 31 ngày là tháng:
1 tuần = ............ ngày …………………………………………………
1 ngày = ............ giờ Các là tháng có 30 ngày là tháng:
1 giờ = ............ phút …………………………………………………
Tháng có 28 hay 29 ngày là tháng: ……………
Lời giải:
a) 1 m = 10 dm 1 km = 1 000 m
= 100 cm 1 dm = 10 cm
= 1 000 mm 1 cm = 10 mm
b) 1 kg = 1 000 g
1 l = 1 000 ml
c) 1 năm = 12 tháng Các là tháng có 31 ngày là tháng:
1 tuần = 7 ngày 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
1 ngày = 24 giờ Các là tháng có 30 ngày là tháng:
1 giờ = 60 phút 4, 6, 9, 11
Tháng có 28 hay 29 ngày là tháng: 2
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
a) 7 m 3 cm = ............
A. 73 cm B. 703 cm C. 730 cm
b) 3 kg 500 g = ............
A. 530 g B. 800 g C. 3 500 g
c) 3 chai nhựa đựng được 1 500 ml. Mỗi chai đó đựng được ............
A. 500 ml B. 4 500 ml C. 2 000 ml
d) 3 ngày = ............
A. 36 giờ B. 72 giờ C. 18 giờ
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: B
1 m = 100 cm
7 m = 700 cm
7m 3 cm = 700 cm + 3 cm = 703 cm
b) Đáp án đúng là: C
1 kg = 1000 g
3 kg = 3000 g
3 kg 500 g = 3 000 g + 500 g = 3 500 g
c) Đáp án đúng là: A
Mỗi chai nhựa đựng được:
1 500 : 3 = 500 (ml)
Đáp số: 500 ml
d) Đáp án đúng là: B
1 ngày = 24 giờ
3 ngày = 24 × 3 = 72 giờ
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 87 Bài 3:
a) 18 cm2 đọc là mười tám xăng-ti-mét hai.
b) Trong bình của Mai có 450 ml nước, bình của Hiệp có 650 ml nước. Cả hai bình có 1 l nước.
c) Cả lớp cùng ăn cơm trưa lúc 10 giờ 40 phút. Trân ăn xong lúc 10 giờ 55 phút, Ngọc ăn xong lúc 11 giờ 5 phút. Trân ăn cơm xong trước Ngọc 10 phút.
Lời giải:
a) Sai (s). Em điền
18 cm2 đọc là mười tám xăng – ti – mét vuông.
b) Sai (s). Em điền
Trong bình của Mai có 450 ml nước, bình của Hiệp có 650 ml nước. Cả hai bình có:
450 + 650 = 1 100 (ml)
c) Đúng (đ). Em điền
Trân ăn cơm trong thời gian là:
10 giờ 55 phút – 10 giờ 40 phút = 15 phút
Ngọc ăn cơm trong thời gian là:
11 giờ 5 phút – 10 giờ 40 phút = 25 phút
Trân ăn cơm xong trước Ngọc số phút là:
25 – 15 = 10 (phút)
Vậy câu c đúng
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 4:
a) Trung điểm của đoạn thẳng có thể không nằm trên đoạn thẳng đó.
b) Trong một hình tròn, độ dài đường kính bằng một nửa độ dài bán kính.
c) Tổng của chiểu dài và chiều rộng của hình chữ nhật bằng một nửa chu vi hình chữ nhật đó.
d) Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh dài bằng nhau.
Lời giải:
a) Sai (s). Em điền
Trung điểm của đoạn thẳng luôn luôn nằm trên đoạn thẳng đó
b) Sai (s). Em điền
Trong một hình tròn, độ dài đường kính bằng hai lần độ dài bán kính
c) Đúng (đ). Em điền
Tổng của chiểu dài và chiều rộng của hình chữ nhật bằng một nửa chu vi hình chữ nhật đó.
d) Đúng (đ). Em điền
+ Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh dài bằng nhau.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 5: Đánh dấu vào hình mà khi ghép với hình H thì được một hình chữ nhật.
Lời giải:
Lần lượt ghép các hình A, B, C vào hình H, ta thấy
Để được một hình chữ nhật, ta cần ghép hình C với hình H.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 6: Xem hình trong SGK, viết vào chỗ chấm
Hình ……….. ghép với hình màu vàng thì được một khối lập phương
Lời giải:
Em cần quan sát để chọn hình màu xanh ghép với hình màu vàng để tạo thành được khối lập phương. Lần lượt ghép các hình A, B, C, ta thấy:
Khối lập phương còn thiếu 3 ô, ta cần ghép hình B màu xanh với hình màu vàng.
Vậy: Hình B ghép với hình màu vàng thì được một khối lập phương
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 88 Bài 7: Viết rồi nói theo mẫu.
Lời giải:
Đồng hồ đúng giờ đang chỉ 7 giờ 30 phút.
Đồng hồ thứ hai đang chỉ 7 giờ 34 phút. Như vậy đồng hồ thứ hai nhanh 4 phút so với đồng hồ đúng giờ
Đồng hồ thứ ba đang chỉ 7 giờ 20 phút. Như vậy đồng hồ thứ ba chậm 10 phút so với đồng hồ đúng giờ
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Bài 8: Đọc nội dung trong SGK rồi viết vào chỗ chấm.
a) Nhiệt kế A chỉ ……. oC. Nhiệt kế B chỉ ……. oC.
b) Nhiệt kế chỉ nhiệt độ buổi trưa là nhiệt kế …….
Đây là nhiệt độ buổi trưa và buổi đêm trong một ngày tại một địa phương. Nhiệt độ nào là của buổi trưa?
Lời giải:
a) Nhiệt kế A chỉ 29 oC. Nhiệt kế B chỉ 36 oC.
b) Nhiệt kế chỉ nhiệt độ buổi trưa là nhiệt kế B.
Do nhiệt độ buổi trưa luôn cao hơn nhiệt độ buổi đêm nên nhiệt độ 36 oC là nhiệt độ của buổi trưa.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Thử thách: Số?
Hồng dùng 5 miếng giấy hình vuông cạnh 1 cm xếp thành hình A.
a) Diện tích hình A là: ............ cm2
b) Chu vi hình A là: ............ cm
Lời giải:
a) Hình A gồm 5 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1 × 1 = 1 cm2
Vậy diện tích hình A là: 5 cm2
b) Chu vi hình A toàn bộ đường bao quanh hình A
Vậy chu vi hình A là:
3 + 1 + 1 + 2 + 1 + 1 + 1 = 10 (cm)
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Vui học: Viết vào chỗ chấm.
a) Trong bức tranh sau, những vật nào có dạng các hình khối đã học?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
b) Khối lập phương, khối hợp chữ nhật, mỗi khối có ….. đỉnh, ….. cạnh, …… mặt.
Lời giải:
a) Trong bức tranh sau, những vật có dạng các hình khối đã học là:
Ngôi nhà, quả bóng, thảm cỏ.
b) Khối lập phương, khối hợp chữ nhật, mỗi khối có 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 89 Hoạt động thực tế: Tìm những vật có dạng các hình khối đã học xung quanh nơi em ở.
Lời giải:
Những vật có dạng các hình khối đã học xung quanh nơi em ở là:
+ Thùng rác (Khối trụ/ Khối hộp chữ nhật)
+ Ngôi nhà (Khối hộp chữ nhật)
+ Thùng nước (Khối trụ)
….
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 90 Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 90 Bài 1: Thống kê khối lượng gạo nhập về cửa hàng.
Viết vào chỗ chấm.
+ Đọc nội dung trong SGK. Ghi lại số lượng bao gạo từng loại.
Dưới đây là kết quả kiểm đếm và ghi chép số lượng bao từng lọai gạo.
+ Hoàn thiện bảng thống kê khối lượng gạo.
Tính khối lượng gạo mỗi loại. (Mỗi bao cân nặng 50 kg)
- Nàng hương: 50 kg × 7 = 350 kg
- Tài nguyên: …………………………………….
- Tám xoan: …………………………………….
- ST 25: …………………………………….
- Một bụi: …………………………………….
BẢNG SỐ LIỆU CÁC LOẠI GẠO NHẬP KHO
Loại gạo |
Nàng hương |
Tài nguyên |
Tám xoan |
ST25 |
Một bụi |
Số bao |
7 |
…………… |
…………… |
…………… |
…………… |
Khối lượng |
350 kg |
…………… |
…………… |
…………… |
…………… |
a) Gạo ……… nào nhập về nhiều nhất: ………. kg
b) Gạo ……… nhập về ít nhất: ………… kg
Lời giải:
* Dựa vào bảng số liệu ghi chép, ta thấy số lượng bao gạo từng loại như sau:
* Khối lượng gạo mỗi loại là
- Nàng hương: 50 kg × 7 = 350 kg
- Tài nguyên: 50 kg × 9 = 450 kg
- Tám xoan: 50 kg × 5 = 250 kg
- ST 25: 50 kg × 2 = 100 kg
- Một bụi: 50 kg × 6 = 300 kg
* Bảng thống kê số liệu gồm 3 hàng: Hàng 1 là tên các loại gạo, hàng 2 là số bao gạo tương ứng và hàng 3 là tổng khối lượng gạo trong các bao
+ Ở cột gạo Tài nguyên, có 9 bao gạo, tổng cân nặng là 450 kg, ta điền số 9 vào hàng thứ 2 và số 450 kg vào hàng thứ 3
+ Thực hiện tương tự với các loại gạo còn lại.
Bảng thống kê:
Trả lời câu hỏi:
Ta có: 2 < 5 < 6 < 7 < 9
Số lớn nhất trong các số trên là số 9, số nhỏ nhất là số 2. Tương ứng với số 9 là loại gạo Tài Nguyên; Tương ứng với số 2 là loại gạo ST25
Như vậy:
a) Gạo Tài nguyên nhập về nhiều nhất: 450 kg
b) Gạo ST25 nhập về ít nhất.: 100 kg
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 90 Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s
Các khả năng xảy ra khi xe ô tô di chuyển đến ngã tư:
a) Xe có thể rẽ trái.
b) Xe có thể rẽ phải.
c) Xe có thể đi thẳng.
Lời giải:
a) Sai (s)
Trong tranh có biển báo cấm rẽ trái nên xe không thể rẽ trái được
b) Đúng (đ)
c) Đúng (đ)
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 91 Thực hành và trải nghiệm: Hội chợ
1. Chuẩn bị
Đọc nội dung trong SGK. Vẽ rồi cắt các mặt hàng và các tờ tiền.
- Trái cây
- Sách, truyện
- Đồ chơi
- Tiền
Lưu ý: Hình ảnh trong SGK chỉ thể tham khảo, học sinh có thể sáng tạo các mặt hàng khác. Số lượng các tờ tiền nên thống nhất giữa các tổ.
2. Hội chợ
Phân công nhiệm vụ theo nội dung SGK
Sau một khoảng thời gian, người bán và người mua có thể hoán đổi vị trí
Học sinh tự thực hành
3. Tổng kết hội chợ
Thực hiện theo nội dung trong SGK
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lời giải vở bài tập Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo hay khác: