Vở bài tập Toán lớp 5 Bài 66: Luyện tập - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 66: Luyện tập trang 48, 49, 50 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48 Luyện tập, thực hành 1
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48 Luyện tập, thực hành 2
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48 Luyện tập, thực hành 3
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49 Luyện tập, thực hành 4
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49 Luyện tập, thực hành 5
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 50 Vận dụng 6
Giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 66: Luyện tập - Cánh diều
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48 Luyện tập, thực hành 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:
a) a = 8 cm; b = 6 cm; c = 6 cm
V = ...............................................................................................
b) a = 1,5 m; b = 0,8 m; c = 0,5 m
V = ...............................................................................................
c) a = dm; b = 2 dm; c = 0,6 dm
V = ...............................................................................................
Lời giải
a) V = 8 × 6 × 6 = 288 (cm3)
b) V = 1,5 × 0,8 × 0,5 = 0,6 (m3)
c) V = × 2 × 0,6 = 3 (dm3)
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48 Luyện tập, thực hành 2: Mỗi hình hộp sau đều có thể tích 280 cm3. Viết độ dài cạnh còn lại vào ô trống:
Lời giải
Giải thích:
Độ dài cạnh còn lại của hình thứ nhất là: 280 : 8 : 5 = 7 (cm)
Độ dài cạnh còn lại của hình thứ hai là: 280 : 10 : 2 = 14 (cm)
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 48 Luyện tập, thực hành 3: Một khối đá có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,6 m và chiều cao 1,2 m.
a) Tính thể tích khối đá đó.
Bài giải
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
b) Theo em, nếu mỗi mét khối đá nặng 2,7 tấn thì xe tải 15 tấn có thể chở được khối đá đó không?
Trả lời:
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Lời giải
a)
Thể tích khối đá đó là:
2,5 × 1,6 × 1,2 = 4,8 (m3)
Đáp số: 4,8 m3
b)
Khối lượng của khối đá đó là:
2,7 × 4,8 = 12,96 (tấn)
12,96 tấn < 15 tấn nên xe tải 15 tấn có thể chở được khối đá đó.
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49 Luyện tập, thực hành 4: Tính thể tích của mỗi hình sau:
• Thể tích hình A là: .................................................................
• Thể tích hình B là: .................................................................
• Thể tích hình C là: .................................................................
Lời giải
• Thể tích hình A là: 147 cm3
• Thể tích hình B là: 414 cm3
• Thể tích hình C là: 303 cm3
Giải thích:
Hình A:
Thể tích hình lập phương là: 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật là: 5 × 4 × 6 = 120 (cm3)
Thể tích hình A là: 27 + 120 = 147 (cm3)
Hình B:
Thể tích hình lập phương là: 6 × 6 × 6 = 216 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật là: 11 × 9 × 2 = 198 (cm3)
Thể tích hình B là: 216 + 198 = 414 (cm3)
Hình C:
Thể tích hai hình hộp chữ nhật có các cạnh 7 cm, 4 cm, 3 cm là:
(7 × 4 × 3) × 2 = 168 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật có các cạnh 3 cm, 15 cm, 3 cm là;
3 × 15 × 3 = 135 (cm3)
Thể tích hình C là: 168 + 135 = 303 (cm3)
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49 Luyện tập, thực hành 5: Quan sát hình vẽ.
a) Tính thể tích viên đá:
Thể tích viên đá là: .................................................................
b) Tính thể tích củ khoai tây:
Thể tích củ khoai tây là: ...................................................................
c) Đặt các câu hỏi liên quan đến thể tích:
..........................................................................................
..........................................................................................
Lời giải
a)
Thể tích viên đá là: 300 cm3
Giải thích:
Sau khi thả viên đá, mực nước trong bình dâng lên là:
8 – 5 = 3 (cm)
Thể tích nước dâng lên cũng là thể tích viên đá. Thể tích viên đá là:
10 × 10 × 3 = 300 (cm3)
Đáp số: 300 cm3
b)
Thể tích củ khoai tây là: 150 cm3
Giải thích:
Sau khi bỏ củ khoai tây ra ngoài, mực nước trong bình hạ xuống là:
11 – 10 = 1 (cm)
Thể tích củ khoai tây là:
15 × 10 × 1 = 150 (cm3)
c) Tổng thể tích của 1 quả bóng và 1 viên bi là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Tổng thể tích của 1 quả bóng và 4 viên bi là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Thể tích của 3 viên bi là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Thể tích của 1 viên bi là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Thể tích của 1 quả bóng là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 50
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 50 Vận dụng 6: Thùng xăng của một ô tô tải có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 2,5 dm.
a) Hỏi thùng xăng đó có thể chứa tối đa bao nhiêu lít xăng?
Trả lời:
..........................................................................................
..........................................................................................
b) Giá bán mỗi lít xăng là 22 600 đồng. Hỏi muốn đổ đầy thùng xăng đó cần trả bao nhiêu tiền?
Trả lời:
..........................................................................................
..........................................................................................
Lời giải
a) Thùng xăng đó có thể chứa tối đa số lít xăng là:
7 × 4 × 2,5 = 70 (dm3) = 70 (l)
b) Muốn đổ đầy bình xăng đó cần trả số tiền là:
22 600 × 70 = 1 582 000 (đồng)
Đáp số: 70 lít xăng; 1 582 000 đồng.