X

VBT Toán 7 Cánh diều

Giải Vở bài tập Toán 7 trang 60 Tập 2 Cánh diều


Với Giải VBT Toán 7 trang 60 Tập 2 trong Bài 5: Phép chia đa thức một biến Vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Toán 7 trang 60.

Giải VBT Toán 7 trang 60 Tập 2 Cánh diều

Câu 5 trang 60 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Một công ty sau khi tăng giá 30 nghìn đồng mỗi sản phẩm so với giá bán đầu là 2x (nghìn đồng) thì có doanh thu là 6x2 + 170x + 1200 (nghìn đồng). Tìm số sản phẩm mà công ty đó đã bán được theo x.

Lời giải:

Giá một sản phẩm sau khi tăng là: 2x + 30 ( nghìn đồng). Muốn tìm số sản phẩm mà công ty đó đã bán được, ta lấy doanh thu chia cho giá mỗi sản phẩm: (6x2 + 170x + 1200) : (2x + 30) Một công ty sau khi tăng giá 30 nghìn đồng mỗi sản phẩm so với giá bán đầu là 2x  (ảnh 665)

Ta có: (6x2 + 170x + 1200) : (2x + 30) = 3x + 40.

Như vậy công ty đó bán được 3x + 40 sản phẩm.

Câu 6 trang 60 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Một hình hộp chữ nhật có thể tích là x3 + 6x2 + 11x + 6 ( cm3). Biết đáy là hình chữ nhật có các kích thước là x + 1 (cm) và x + 2 ( cm). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó theo x.

Lời giải:

Diện tích đáy hình hộp chữ nhật là: (x + 1)(x + 2) = x.x + x + 2x + 1.2 = x2 + 3x + 2 (cm2)

Để tính được chiều cao của hình hộp chữ nhật ta lấy thể tích chia cho diện tích đáy: ( x3 + 6x2 + 11x + 6) : ( x2 + 3x + 2)

Một hình hộp chữ nhật có thể tích là x^3 + 6x^2 + 11x + 6 ( cm^3) (ảnh 672)

Ta có: (x3 + 6x2 + 11x + 6) : ( x2 + 3x + 2) = x + 3.

Như vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là x + 3 cm.

Câu 7 trang 60 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Một hình chữ nhật có diện tích là 6x2 + 13x + 7 (cm2) ( x > 0) và chiều rộng là x + 1 (cm). Tính chiều dài của hình chữ nhật đó theo x.

Lời giải:

Muốn tính chiều dài của hình chữ nhật, ta lấy diện tích chia cho chiều rộng: (6x2 + 13x + 7) : (x + 1)

Một hình chữ nhật có diện tích là 6x^2 + 13x + 7 (cm^2) ( x > 0) và chiều rộng là x + 1 (cm) (ảnh 678)

Ta có: (6x2 + 13x + 7) : (x + 1) = 6x + 7.

Như vậy chiều dài của hình chữ nhật đó là 6x + 7 ( cm).

Câu 1 trang 60 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó.

a) –7x + 5;

b) 2021x2 – 2022x + 2023;

c) 2y33y+2 + 4;

d) –2tm + 8t2 + t – 1, với m là số tự nhiên lớn hơn 2.

Lời giải:

a) –7x + 5 là đa thức một biến bậc 1. Biến của đa thức là x.

b) 2021x2 – 2022x + 2023 là đa thức một biến bậc 2. Biến của đa thức là x.

c) 2y33y+2 + 4 không là đa thức một biến.

d) –2tm + 8t2 + t – 1 không phải đa thức một biến.

Câu 2 trang 60 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:

a) Giá trị của biểu thức A = – 5a – b – 20 tại a = –4, b = 18 là: ........................................................................................................................

........................................................................................................................

b) Giá trị của biểu thức B = –8xyz + 2xy + 16y tại x = –1, y = 3, z = –2 là: .........................................................................................................................

........................................................................................................................

c) Giá trị của biểu thức C = –x2021y2 + 9x2021 tại x = –1 và y = –3 là: .........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Lời giải:

a) Giá trị của biểu thức A = – 5a – b – 20 tại a = –4, b = 18 là:

A = –5. ( –4) – 18 – 20 = 20 – 18 – 20 = –18.

b) Giá trị của biểu thức B = –8xyz + 2xy + 16y tại x = –1, y = 3, z = –2 là:

B = –8.( –1).3.( –2) + 2.( –1).3 + 16.3 = –48 – 6 + 48 = –6.

c) Giá trị của biểu thức C = –x2021y2 + 9x2021 tại x = –1 và y = –3 là:

C = –(–1)2021.( –3)2 + 9.( –1)2021 = 1.9 + 9. ( –1) = 0

Lời giải Vở bài tập Toán 7 Bài 5: Phép chia đa thức một biến Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: