X

Giải Vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 - KNTT

Giải VTH Ngữ Văn 6 Thạch Sanh - Kết nối tri thức


Giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Thạch Sanh

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Thạch Sanh sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 6.

Bài tập 1 trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Cảm nhận của em về truyện Thạch Sanh ....

Cảm nhận của em về truyện Thạch Sanh: 

Lí do:

Trả lời:

- Em rất thích truyện “Thạch Sanh” 

- Lí do: vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn; Nhân vật Thạch Sanh là một dũng sĩ lập được nhiều chiến công, cuối cùng được làm vua, mẹ con Lý Thông độc ác bị trừng trị thích đáng, …

Bài tập 2 trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Nét đặc biệt trong gia cảnh của Thạch Sanh:

Trả lời:

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. 

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích)

Bài tập 3 trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Những đặc điểm khác thường của các con vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh:

STT

Tên con vật kì ảo

Những đặc điểm khác thường










Trả lời:

STT

Tên con vật kì ảo

Những đặc điểm khác thường

1

Trăn tinh

Có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người

2

Đại bàng

Khổng lồ, quắp công chúa vào hàng, đánh nhau với Thạch Sanh,



Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang , gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh.

Bài tập 4 trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Điều có thể xảy ra nếu công chúa không bị câm sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa về cung:

Trả lời:

Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.

Bài tập 5 trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Đặc điểm, tác dụng của các đồ vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh:

STT

Tên đồ vật kì ảo

Đặc điểm, tác dụng










Trả lời:

STT

Tên đồ vật kì ảo

Đặc điểm, tác dụng

1

Bộ cung tên bằng vàng

Sau khi trăn tinh bị Thạch Sanh giết nó hiện nguyên hình là 1 con trăn khổng lồ để lại bên mình 1 bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng cứu công chúa, bắn cũi sắt cứu Thái tử con vua Thủy Tề.

2

Cây đàn thần

Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.

3

Niêu cơm thần

Niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bài tập 6 trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Sự đối lập nhau về hành động giữa Lý Thông và Thạch Sanh:

Hành động của Lý Thông

Hành động của Thạch Sanh



Trả lời:

Hành động của Lý Thông

Hành động của Thạch Sanh

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

→ Lừa lọc, xảo quyệt

Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. 

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề. 

+ Dẹp 18 nước chư hầu. 

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

→ Anh hùng, tài giỏi

+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém

→ đại diện cái ác.

+ Là con người cao cả

→ đại diện cái thiện.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Bài tập 7 trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi cho. Với cách kết thúc đó, tác giả dân gian muốn thể hiện:

Trả lời:

Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, sung sướng (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”)

Bài tập 8 trang 22 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Nhận xét về kết cục của mẹ con Lý Thông ở hai bản kể Thạch Sanh khác:

Kết cục của mẹ con Lý Thông

Nhận xét

Bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể


Bản do Anh Động kể 


Trả lời:

Kết cục của mẹ con Lý Thông

Nhận xét

Bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể

Giải thích nguồn gốc của con bọ hung 

Bản do Anh Động kể 

Giải thích nguồn gốc của con ễnh ương 

Bài tập 9 trang 22 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nới về một dũng sĩ:

Trả lời:

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là anh Nguyễn Ngọc Manh, làm nghề lái xe tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Anh Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của anh khiến nhiều người xúc động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay khác: