Giải VTH Ngữ Văn 6 Cây khế - Kết nối tri thức
Giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Cây khế
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Cây khế sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 6.
Bài tập 1 trang 25 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: “Cây khế” kể về ....
- “Cây khế” kể về:
- Trong truyện “Cây khế”, em thích nhất:
Trả lời:
- “Cây khế” kể về: người em hiền lành được báo đáp xứng đáng và người anh tham lam phải chịu kết cục thê thảm khi cùng được chim trả công sau khi ăn khế. Đây là câu chuyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.
- Trong truyện “Cây khế”, em thích nhất: chi tiết chim đưa người em đến đảo hoang ngoài biển với nhiều loại đá quý, vàng bạc, kim cương lấp lánh, đủ màu sắc.
Bài tập 2 trang 25 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Truyện “cây khế” có thể tóm tắt như sau:
Trả lời:
Ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm để lại cho một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một gian nhà lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Vợ chồng người em than thở và chim lạ liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều cùng cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.
- Những từ ngữ chỉ thời gian và không gian mở đầu truyện “cây khế”:
- Nhận xét của em về những từ ngữ đó:
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ không gian – thời gian trong truyện cổ tích “Cây khế”:
+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa.
+ Không gian: ở một nhà kia.
- Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn.
Trả lời:
- Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kì ảo. Vì nó mang 1 số đặc điểm như:
+ Biết nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”
+ Có phép thần kì, biết chỗ cất giấu của cải, vàng bạc, kim cương,…
Bài tập 5 trang 26 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2:
- Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”:
- Câu nói này của nhân vật:
Trả lời:
- Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”
- Câu nói này của nhân vật: Câu nói của con chim lớn. Ngày nay, câu “ăn một quả, trả cục vàng” hay “ăn khế, trả vàng” cũng thường được nhân dân dùng để chỉ một việc làm được trả công hậu hĩnh, có kết quả tốt đẹp.
Bài tập 6 trang 26 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2:
- Điều kì diệu của đảo xa, nơi chim đưa người em đến:
- Nhờ điều kì diệu này mà cuộc sống của người em sau đó đã:
Trả lời:
- Điều kì diệu ở đảo xa: trên đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc, … toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các màu. Có hang sâu và rộng, ngoài cửa có nhiều vàng và kim cương.
- Điều kì diệu này đã giúp cho vợ chồng người em dần trở nên giàu có.
Hành động của người em |
Hành động của người anh |
|
|
Nhận xét về sự đối lập trong hành động của hai nhân vật:
Trả lời:
Hành động của người em |
Hành động của người anh |
+ Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. + Không ta thán. + Đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. + Người vợ nói: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!” + Nghe lời chim may một túi vải, bề dọc, bề ngang vừa đúng ba gang. + Trèo lên lưng chim. + Thấy hang sâu và rộng không dám vào chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về. |
+ Lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. + Chiếm hết của cải, ruộng vườn chỉ để lại cho em một gian nhà lụp xụp và 1 cây khế ngọt. + Thấy chim lạ đến thì hớt hải chạy ra. + Tru tréo lên: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu”. + Cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu định mang nhiều túi nhưng sợ chim không ưng nên chỉ may 1 túi nhưng to gấp 3 lần túi của người em. + Người chồng tót ngay lên lưng chim còn người vợ vái lấy, vái để chim thần. + Hoa mắt vì của quý. Vào trong hang lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, dồn cả vào ống tay áo, ống quần, lê mãi mới ra khỏi hang. Đặt tay nải dưới cánh chim rồi lấy dây buộc chặt vào lưng chim và cổ mình. |
Nhận xét về sự đối lập trong hành động của hai nhân vật:
+ Chim đưa người em về đến nhà. Từ đấy, hai vợ chồng người em trở nên giàu có.
+ Vì mang nặng lại gặp cơn gió mạnh nên chim và người anh đều rơi xuống biển. Người anh bị sóng cuốn đi mất.
Trả lời:
+ Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt
+ Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng.
+ Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.
+ Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.
Trả lời:
Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Tỉnh lại được người dân cứu giúp và đưa trở về nhà trong tình trạng thê thảm. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh vực dậy, cùng nhau chia ruộng đất, lao động cần mẫn, chăm chỉ và yêu thương nhau hơn xưa. Thấm thoát cả hai anh em cùng trở nên khá giả. Họ đã bàn với nhau để dành một phần riêng thóc gạo giúp đỡ những người nghèo khổ. Tiếng lành đồn xa, ai ai cũng yêu quý hai anh em nhà ấy.