Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 7, 8 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 7, 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.
Giải VTH Ngữ Văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 7, 8 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Biệt ngữ xã hội ở câu a:
- Căn cứ để xác định:
- Nghĩa:
- Biệt ngữ xã hội ở câu b:
- Căn cứ để xác định:
- Nghĩa:
Trả lời:
- Biệt ngữ xã hội ở câu a: “gà”
- Căn cứ để xác định: Dấu ngoặc kép và sự khác thường về nghĩa của từ “gà” cho ta biết điểu đó.
- Nghĩa: chỉ những học sinh được chọn luyện để thi đấu (liền hệ đến gà chọi).
- Biệt ngữ xã hội ở câu b: “tủ”
- Căn cứ để xác định: Nghĩa của từ “tủ” được dùng không thông dụng, hoàn toàn khác với nghĩa gốc - một dấu hiệu đặc trưng của biệt ngữ.
- Nghĩa: chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt.
Bài tập 2 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Lí do trong câu “Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.”, Nguyễn Tuân phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”:
- Mục đích của tác giả khi dùng cụm từ đó:
Trả lời:
- Lí do trong câu “Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.”, Nguyễn Tuân phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”: Khi dùng biệt ngữ đó, tác giả biết rằng, số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu.
- Mục đích của tác giả khi dùng cụm từ đó: Tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được.
Bài tập 3 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Tác dụng của việc dùng từ “làm xe” trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang:
- Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ “chim mòng”, “nhà đi săn” và “viên đạn” trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng:
- Đọc tác phẩm văn học, việc đầu tiên cần làm khi gặp những biệt ngữ xã hội như thế là:
Trả lời:
- Tác dụng của việc dùng từ “làm xe” trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: để miêu tả cuộc sống của những người làm nghề kéo xe chở người. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.
- Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ “chim mòng”, “nhà đi săn” và “viên đạn” trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: để lên án tệ nạn cờ bạc trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.
- Đọc tác phẩm văn học, việc đầu tiên cần làm khi gặp những biệt ngữ xã hội như thế là: người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú, cần tìm hiểu từ nguồn khác, ví dụ từ in-tơ-nét hoặc từ điển tiếng Việt để nắm được nghĩa của từng biệt ngữ.
Bài tập 4 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại a:
- Nhận xét việc sử dụng:
- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại b:
- Nhận xét việc sử dụng:
Trả lời:
- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại a: lầy
- Nhận xét việc sử dụng: Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ lầy với nghĩa là lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.
- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại b: hem
- Nhận xét việc sử dụng: biệt ngữ hem có nghĩa là “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn khác.